Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ung Văn Khiêm (Có đáp án)
Câu 1. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? (0.5 điểm)
Câu 2. Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì? (0.5 điểm)
Câu 3. Vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”? (1 điểm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ung Văn Khiêm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2018_2019_truong.doc
Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ung Văn Khiêm (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO AN GIANG ĐỀ THI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM MÔN NGỮ VĂN 11 (Thời gian làm bài : 120 phút) I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. “Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng. ( ) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi ” (Trích“ Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã – Nguồn www.vietgiaitri. com, 04/6/2015) Câu 1. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? (0.5 điểm) Câu 2. Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì? (0.5 điểm) Câu 3. Vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”? (1 điểm) Câu 4. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó (1 điểm) II. Làm văn (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Từ văn bản phần đọc hiểu anh, chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống. Câu 2. (5 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo (trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao) từ sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để làm rõ bi kịch của người nông dân Việt Nam những năm trước 1945: người nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa, khao khát được trở về cuộc sống lương thiện nhưng không được chấp nhận. Hết
- không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo đạt được những ý sau: -Nêu được vấn đề nghị luận 0.5 điểm a.Trước hết là sự thức tỉnh. -Bắt đầu là tỉnh rượu. “Sau những cơn say vô tận”, “bây giờ thì hắn tỉnh” sau đêm gặp Thị Nở, Chí Phèo đã sống lại những cảm xúc đầy nhân tính. -Hắn cảm nhận được không gian xung quanh với “cái lều ẩm thấp mới chỉ lờ mờ”. Đặc biệt hắn đã cảm nhận được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống quanh mình: “Tiếng cười 0.5 điểm nói của những người đi chợ; tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”. Những âm thanh bình dị ấy ngày nào chả có, nhưng xưa nay, vì say hắn bị xã hội làm cho “mù điếc cả tâm hồn”, không nghe được -Chí Phèo cũng đã cảm nhận được một cách thấm thía về tình trạng thê thảm của bản thân mình (già nua, cô độc, trắng tay). Đoạn đối thoại của hai người đàn bà đã gợi nhắc cho hắn mơ ước về một gia đình hạnh phúc, bình dị. Nhưng giờ đây, Chí chỉ thấy một thực tại buồn bã, cô đơn. b. Sau khi tỉnh rượu. 0.5 điểm -Chí Phèo tỉnh ngộ và hi vọng. +Chí Phèo ăn bát cháo hành được trao từ bàn tay ấm nóng đầy tình thương của Thị Nở, hắn vô cùng cảm động và thực sự phục sinh tâm hồn. Hắn “rất ngạc nhiên”, “mắt hắn hình như ươn ướt” bỏi vì “đây là lần thứ nhất hán được người ta cho cái gì”. Hắn nhận ra “Trời ơi, chào mới thơm làm sao!”. +Hương vị của bát chào hành hay hương vị của tình yêu chân thành và cảm động, hạnh phúc giản dị và thấm thía lần đầut tiên Chí Phèo được hưởng đã đánh thức nhân tính vùi dập bấy lâu?“Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”, mọi người sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng của những con người lương thiện. c. Khi bị Thị Nở từ chối và hành động quyết liệt cuối cùng. -Đầu tiên ngạc nhiên, thích chí trước cử chỉ giận dữ của Nở =>nghe hiểu ngẩn người ra =>suy nghĩ không nói gì => đuổi theo nắm lấy tay níu lại => bị giúi, bị từ chối => kêu làng => uống rượu càng uống càng tỉnh, chỉ thấy thoang thoảng hơi 2 điểm cháo hành =>đau khổ, tuyệt vọng, khóc rưng rức => say, xách dao đi trả thù. -Logíc tâm trạng Chí, bi kịch bị cướp quyền làm người đi