Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 123 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lương Văn Cù

Câu 1. Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thứcăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:

A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.

B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảmmạnh thì sự cạnh tranhgiữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắnvà thú ăn thịt.

D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

doc 6 trang minhlee 16/03/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 123 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lương Văn Cù", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_123_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 123 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lương Văn Cù

  1. TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019 TỔ HÓA – SINH – CÔNG NGHỆ MÔN SINH HỌC - LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 05 trang) (không kể thời gian phát đề) Mã số đề: 123 Họ và tên thí sinh: Lớp 12A . Giám Giám Giám thị 1 Giám thị 2 khảo 1 khảo 2 Nhận xét Điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 TL Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 TL Câu 1. Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy: A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3. B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích. C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn. Câu 2. Quần xã sinh vật là: A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, găn bó với nhau B. Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian và thời gian xác định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất C. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian và thời gian xác định và chúng có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau D. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau Câu 3. Động lực của chọn lọc tự nhiên là: A. Sự đấu tranh sinh tồn của sinh vật. B. Sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh. C. Các tác nhân trong môi trường. D. Nguồn biến dị đa dạng, phong phú của sinh vật. Câu 4. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nào? - A. TV hấp thụ nitơ dưới dạng muối nitrat (NO3 ). + - B. TV hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôn (NH 4) và nitrat (NO3 ) + - C. TV hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôn (NH 4) và nitrit (NO2 ). + D. TV chỉ hấp thụ nitơ dưới dạng amôn (NH 4). Câu 5. Hãy chọn trình tự đúng về các giai đoạn của tiến hoá: Trang 1/ Đề 123
  2. Câu 15. Sự phân bố của các loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố: A. Diện tích của quần xã. B. Thay đổi do hoạt động của con người. C. Nhu cầu về nguồn sống. D. Thay đổi do quá trình tự nhiên. Câu 16. Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là: A. Không có loài nào có lợi. B. Tất cả các loài đều bị hại. C. Các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. D. Ít nhất có một loài bị hại. Câu 17. Giới hạn sinh thái là: A. Khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất. B. Là khoảng giá trị xđịnh của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó svật có thể tồn tại và phát triển ổn định C. Khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi theo thời gian. D. Khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu. Câu 18. Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là: A. Khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển. B. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. C. Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường. D. Số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể. Câu 19. Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh: A. Tuy phát sinh từ 1 nguồn gốc chung nhưng người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau. B. Người và vượn người không có quan hệ nguồn gốc. C. Người và vượn người có quan hệ gần gũi. D. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người. Câu 20. Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kết quả của tiến hoá nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) đưa đến sự hình thành loài mới. C. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện. D. Tiến hoá nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. Câu 21. Bằng chứng tiến hoá nào sau đây không phải là bằng chứng sinh học phân tử? A. Prôtêin của các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. B. ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. C. Tất cả các cơ thể sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào. D. Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. Câu 22. Ổ sinh thái của một loài là: A. Một không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các nhân tố sinh thái mà ở đó loài tồn tại và phát triển lâu dài của loài. B. Một khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển C. Một vùng địa lí mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài D. Một khoảng không gian sinh thái được hình thành bởi một giới hạn sinh thái mà ở đó các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài Câu 23. Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là: A. Phân bố theo chiều thẳng đứng B. Phân bố ngẫu nhiên C. Phân bố đồng điều D. Phân bố theo nhóm Câu 24. Sự tương tác giữa các đại phân tử nào dẫn đến hình thành sự sống? Trang 3/ Đề 123
  3. VII. Hiện tượng tự tỉa thưa ở TV. VIII. Vào mùa sinh sản, các con đực đánh nhau giành con cái. A. I, III, V, VI B. II, IV, V C. I, II, III, IV D. IV, VI, VII Câu 32. Để phân biệt 2 loài xương rồng: loài 3 cạnh và loài 5 cạnh, người ta dựa vào tiêu chuẩn nào? A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. C. Tiêu chuẩn sinh lí – hóa sinh. D. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái. Câu 33. Môi trường sống của sinh vật gồm có: A. Đất-nước-trên cạn-sinh vật B. Đất-nước-không khí-sinh vật C. Đất-nước-không khí D. Đất-nước-không khí-trên cạn Câu 34. Trong thực tế, việc ứng dụng nghiên cứu diễn thế nhằm: A. Xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp. B. Nắm được quy luật phát triển của từng vùng địa lí. C. Dự đoán được quần xã ban đầu và kết thúc. D. Nắm được quy luật phát triển của QXSV. Câu 35. Cho chuỗi thức ăn: Cỏ→ Sâu → Ngóe sọc → Chuột đồng → Rắn hổ mang →Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là bậc dinh dưỡng: A. Bậc 3. B. Bậc 4. C. Bậc 5. D. Bậc 6. Câu 36. Có bao nhiêu bằng chứng tế bào học trong các bằng chứng sau? (1) Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. (2) Quá trình nguyên phân của tế bào thực vật, động vật hoàn toàn giống nhau. (3) Trong mọi tế bào đều tồn tại những đơn phân A, T, G, X. (4) Trong mọi tế bào đều tồn tại 20 loại axit amin. (5) Trong mọi cơ thể sống tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào trước nó chứ không được hình thành một cách tự nhiên trong giới vô sinh. (6) Trong mọi cơ thể sống tế bào chứa các thông tin cần thiết để điều khiển mọi hoạt động sống. A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 37. Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là: A. Biến dị cá thể. B. Chọn lọc nhân tạo. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Biến dị xác định. Câu 38. Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào? A. Hô hấp của sinh vật. B. Khuếch tán C. Phân giải chất hữu cơ. D. Quang hợp của cây xanh. Câu 39. Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng? A. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học. B. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi. C. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ. D. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ. Câu 40. Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào không đúng? A. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường. B. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm. C. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. D. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. Hết Trang 5/ Đề 123