Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lương Văn Cù (Có đáp án)

Câu 2. Trong khổ thơ thứ 3, tác giả chủ yếu sử dụng phép tu từ  gì? Nêu hiệu quả của phép tu từ đó. (1,0 điểm)

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Câu 3. Qua bài thơ, anh/chị hãy nêu một giá trị nghệ thuật mà bản thân cho là đặc sắc. Chỉ ra từ ngữ biểu hiện và nêu tác dụng của nghệ thuật đó. (1,0 điểm) 

doc 7 trang minhlee 16/03/2023 80
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lương Văn Cù (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2019_2020_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lương Văn Cù (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 TỔ NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh: Lớp 11A . Giám thị 1 (Họ và tên, ký tên): I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ (Từ ấy- Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập hai, NXBGD. 2009, tr.44) Câu 1. Bài thơ “Từ ấy” ra đời vào thời điểm nào trong cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu? (1,0 điểm) Câu 2. Trong khổ thơ thứ 3, tác giả chủ yếu sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả của phép tu từ đó. (1,0 điểm) Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ Câu 3. Qua bài thơ, anh/chị hãy nêu một giá trị nghệ thuật mà bản thân cho là đặc sắc. Chỉ ra từ ngữ biểu hiện và nêu tác dụng của nghệ thuật đó. (1,0 điểm) Trang 1
  2. Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3.0 - Tố Hữu bắt gặp lí tưởng cách mạng vào năm 1937. Năm 1938, nhà thơ được kết nạp vào Đảng Cộng sản. 1 1,0 -Từ ấy được sáng tác trong thời gian đó. Bài thơ đã ghi lại cái I mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ. - Sử dụng phép điệp từ (là, vạn)/ phép liệt kê (con, em, anh) -Hiệu quả: +Phép điệp từ diễn tả niềm háo hức vừa thể hiện quyết tâm 2 không lay chuyển của một tâm hồn đồng cảm, chia sẻ với 1.0 cuộc sống. -Phép liệt kê nhấn mạnh quan hệ gắn bó máu thịt với quần chúng nhân dân. -Chọn một trong các giá trị nghệ thuật sau: +Tác giả sử dụng những hình ảnh ẩn dụ (nắng hạ, mặt trời chân lí, khối đời). Hiệu quả diễn tả niềm vui, nhận thức mới. +Dùng các động từ mạnh (bừng, chói ). Hiệu quả diễn tả 3 thay đổi lớn trong tâm hồn. 1.0 +“Từ ấy” là bài thơ giàu nhạc điệu. Thể thơ thất ngôn, cách ngắt nhịp liên tục trong các câu thơ. Hiểu quả diễn tả cảm xúc hân hoan, phấn chấn. +Nghệ thuật điệp từ, liệt kê LÀM VĂN Bài Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu để làm rõ vẻ đẹp 7.0 làm tâm hồn của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng II văn cách mạng. a. Đảm bảo cấu trúc nghị luận 1,00 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 1,00 Bài thơ Từ ấy là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến Trang 3
  3. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm ; vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn 3,00 chứng ; rút ra bài học nhận thức và hành động. * Nội dung: -Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng được diễn tả một cách rất chân thành. Khi đó, tác giả mới 18 tuổi. Niềm vui được diễn tả qua một loạt hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim. Ánh sáng lí tưởng xua tan màn sương mù ảm đạm của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới. -Khổ 2: Biểu hiện những nhân thức mới về lẽ sống. Từ đây, cái tôi cá nhân của tác giả gắn bó với cái ta chung của nhân loại cần lao. Thể hiện ý thức tự nguyện, tự giác cao độ của tác giả vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để gần gũi, gắn bó, chan hòa với mọi người. -Khổ 3: Khổ thơ cho thấy sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của tác giả. Giờ đây, người thanh niên thấy mình gắn bó sâu sắc, gắn bó như tình cảm ruột thịt với quần chúng lao khổ. Tình thương rất chân thành của người trong cuộc, người cùng một nhà. * Nghệ thuật: - Sử dụng hiệu quả hình ảnh ẩn dụ, các động từ mạnh. - Bài thơ rất giàu nhạc điệu, cách ngắt nhịp liên tục thay đổi qua các câu thơ. -Các vần cuối được sử dụng phong phú, linh hoạt, chủ yếu là các âm mở có sức ngân vang ( hạ-lá, nơi-đời, nhà-pha). - Nghệ thuật điệp từ, phép liệt kê e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 1,00 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu d. Sáng tạo 1,00 Trang 5
  4. Trang 7