Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (Có đáp án và thang điểm)

Câu 1: Ngày 20/11/1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì ?

  1. Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương
  2. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội
  3. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống Pháp
  4. Thực dân Pháp đánh chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.

Câu 2: Thái độ của Triều đình Huế trước sự thất thủ của thành Hà Nội là

  1. cho quân tiếp viện
  2. cầu cứu nhà Thanh
  3. cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp
  4. thương thuyết với Pháp.
doc 5 trang minhlee 09/03/2023 4160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2017_2018_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (Có đáp án và thang điểm)

  1. PHÒNG GD&ĐT TP.Long Xuyên ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI Năm học 2017 - 2018 Môn: LỊCH SỬ KHỐI 8 I. Mục tiêu: - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong thời gian qua và điều chỉnh hoạt động học tập ngày càng tốt hơn. - Thực hiện theo đúng yêu cầu trong phân phối chương trình của bộ giáo dục và đào tạo. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thật cần thiết. 1. Về kiến thức: - Thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm Bắc Kì. - Thái độ của triều đình Huế trước sự thất thủ thành Hà Nội. - Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX. - Điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Yên Thế với các khởi nghĩa cùng thời và nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa này. - Nhiệm vụ chính của khởi nghĩa Bảy Thưa (1867-1873). - Sắp xếp các sự kiện đúng theo cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867-1873). - Những chuyển biến về xã hội ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX. - Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) - Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX. - Những hoạt động của cuộc vận động Duy Tân đầu thế kỉ XX - Những sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858-1884). - Các giai đoạn và tác dụng của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tố quốc cuối thế kỉ XIX. 2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng: -Trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để liên hệ. - Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi tư duy - Hiểu và phân tích vấn đề - Rút ra được nhận xét đối với vấn đề đã học. 3. Về tư tưởng, thái độ, tình cảm: Kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của HS đối với các sự kiện. II. Hình thức kiểm tra: - Hình thức: Kiểm tra trắc nghiệm khách quan, kiểm tra tự luận. III. Thiết lập Ma trận: Tên Chủ đề (Nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng dung, chương ) Cuộc kháng - Thực dân Pháp tiến - Thái độ của triều đình - Điểm khác nhau chiến chống giữa khởi nghĩa hành đánh chiếm Bắc Huế trước sự thất thủ thực dân Yên Thế với các Pháp từ Kì. thành Hà Nội. khởi nghĩa cùng năm 1858 thời và nguyên - Phong trào kháng chiến đến cuối thế nhân thất bại của
  2. PHÒNG GD&ĐT TP. LONG XUYÊN TRƯỜNG THCS MẠC ĐỈNH CHI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 8 Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề) A. TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Câu 1: Ngày 20/11/1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì ? A. Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương B. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội C. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống Pháp D. Thực dân Pháp đánh chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Câu 2: Thái độ của Triều đình Huế trước sự thất thủ của thành Hà Nội là A. cho quân tiếp viện B. cầu cứu nhà Thanh C. cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp D. thương thuyết với Pháp. Câu 3: Giai đoạn từ 1885 đến 1888, khởi nghĩa Hương Khê làm nhiệm vụ là A. tập trung lực lượng đánh Pháp B. chuẩn bị lực lượng, rèn đúc vũ khí cho khởi nghĩa C. xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu D. tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc khí giới. Câu 4: Cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra quyết liệt nhưng thất bại do A. Pháp được sự ủng hộ của triều đình Huế B. chủ động tấn công nhưng phái chủ chiến chưa chuẩn bị kĩ C. phái chủ chiến bị động, lạc hậu về vũ khí D. c E. hủ động tấn công nhưng Pháp mạnh và có ưu thế về vũ khí. Câu 5: Đọc đoạn dữ liệu sau đây: “Sau cuộc đàn áp khởi nghĩa của Nguyễn Trung trực tại Trần Văn Thành tích cực tập hợp lực lượng và xây dựng các đồn lũy xung quanh Sau nhiều lần chiêu dụ không thành Pháp cho quân đánh . uy hiếp Ngày 19/3/1873(21/2/ÂL) Pháp đánh chiếm ., khởi nghĩa thất bại. Em hãy chọn ý đúng nhất để hoàn thành lần lược vào chỗ trống đoạn dữ liệu trên. A. Rạch Giá, Bảy Thưa, đồn Hờ, đồn Nghệ, Hưng Trung B. Rạch Giá, Bảy Thưa, Hưng Trung, đồn Hờ, đồn Nghệ C. Bảy Thưa, Hưng Trung, đồn Hờ, đồn Nghệ, Rạch Giá D. Bảy Thưa, Rạch Giá, đồn Nghệ, đồn Hờ, Hưng Trung Câu 6: Giai đoạn từ 1867 đến 1872 khởi nghĩa Bảy Thưa làm nhiệm vụ gì? A. Tập trung lực lượng đánh Pháp B. Xây dựng căn cứ , chiêu mộ nghĩa binh và chế tạo vũ khí chuẩn bị khởi nghĩa C. Nghĩa quân dựa vào vùng núi phía Tây Nam để hoạt động D. Nghĩa quân tấn công quân Pháp ở xung quanh căn cứ và dọc sông Hậu. Câu 7 : Khởi nghĩa Yên Thế có gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ? A. Thời gian tồn tại lâu, địa bàn rừng núi, trung du, mục tiêu bảo vệ cuộc sống B. Thời gian tồn tại lâu, địa bàn đồng bằng , mục tiêu bảo vệ cuộc sống C. Thời gian tồn tại ngắn, địa bàn núi rừng trung du, mục tiêu khôi phục chế độ phong kiến D. Thời gian tồn tại ngắn, địa bàn đồng bằng, mục tiêu khôi phục chế độ phong kiến Câu 8 : Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế? A. Phạm vi hoạt động bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập B. So sánh lực lượng chênh lệch, bị thực dân Pháp và phong kiến câu kết đàn áp C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến D. Địa bàn hoạt động rộng lớn dễ bị đàn áp
  3. V. Hướng dẫn chấm: PHÒNG GD&ĐT TP. LONG XUYÊN KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 TRƯỜNG THCS MẠC ĐỈNH CHI MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 8 Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề) A/ Trắc nghiệm: (6 điểm) Mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B C D D A B A D A D C A B/ Tự luận: ( 4 điểm) ĐIỂM Câu 1: (2 điểm) Lập bảng thống kê các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 – 1884). Thời gian Sự kiện chính 1/9/1858 Đánh chiếm bán đảo Sơn Trà 2/1859 Đánh Gia Định 2/1862 Chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kì 5/6/1862 Kí hiệp ước Nhâm Tuất 6/1867 Chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kì 2,0 20/11/1873 Đánh thành Hà Nội 15/3/1874 Kí hiệp ước Giáp Tuất 25/8/1883 Kí hiệp ước Hắc- Măng 6/6/1884 Kí hiệp ước Pa- tơ – nốt Câu 2: (2 điểm) Theo em, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 – 1884 có thể chia làm mấy giai đoạn và tác dụng của phong trào này đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc cuối thế kỉ XIX như thế nào? * Phong trào kháng chiến chống Pháp chia làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (1858-1862): Nhân dân chiến đấu bên cạnh triều đình - Giai đoạn 2 (1862 – 1884): Nhân dân chiến đấu tự túc khắp mọi nơi. Triều đình ngăn cản 1,0 phong trào kháng chiến, đàn áp cuộc khởi nghĩa của nông dân Mặc dù vậy, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta vẫn duy trì và phát triển. * Tác dụng: - Làm Pháp tiêu hao lực lượng, hoang mang lo sợ - Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta vào cuối thế kỉ XIX - Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp - Nêu cao những tấm gương anh hùng yêu nước, hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc 1,0 Ghi chú: - Đối với phần nâng cao học sinh giải thích, trình bày không giống như đáp án nhưng hay hoặc hợp lí vẫn cho điểm tròn. - Bài làm tròn điểm 0,5. Duyệt của BGH Duyệt của tổ CM Người ra đề Trần Thị Mỹ Dung Trương Thị Hồng Hà