Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lương Văn Cù

Câu 1: Chiến thắng nào của ta mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam?

A. Ấp Bắc.                   B. Bình Giã.                 C. Vạn Tường.              D. Đồng Xoài.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không thuộc Hiệp định Pari 1973?

A. Miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.

B. Hoa Kì cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

C. Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

Câu 3: Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959) đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

A. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân.

B. Sử dụng con đường đấu tranh ngoại giao giành chính quyền.

C. Sử dụng con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

D. Sử dụng con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

doc 4 trang minhlee 17/03/2023 600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lương Văn Cù", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_12_ma_de_001_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lương Văn Cù

  1. TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019 TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 04 trang) (Không kể thời gian phát đề) Mã số đề: 001 Họ và tên thí sinh: Lớp 12A . Câu 1: Chiến thắng nào của ta mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam? A. Ấp Bắc. B. Bình Giã. C. Vạn Tường. D. Đồng Xoài. Câu 2: Nội dung nào dưới đây không thuộc Hiệp định Pari 1973? A. Miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do. B. Hoa Kì cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. C. Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. D. Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt. Câu 3: Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959) đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam? A. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. B. Sử dụng con đường đấu tranh ngoại giao giành chính quyền. C. Sử dụng con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền. D. Sử dụng con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. Câu 4: Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh là hình thức A. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. B. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu. C. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, sử dụng quân đội Mỹ là chủ yếu. D. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ. Câu 5: Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt bắc thu – đông 1947? A. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô của quân đội ta. B. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta. C. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước. D. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta chủ động mở. Câu 6: Tại sao nước ta phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau đại thắng mùa Xuân 1975? A. Chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. B. Do mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. C. Đảng cần có cơ quan quyền lực chung cho nhân dân cả nước. D. Nhân dân hai miền mong muốn có một chính phủ thống nhất. Câu 7: Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế nước ta trước và sau thời điểm đổi mới là gì? A. Chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. B. Chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế tập trung bao cấp. C. Xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp hình thành nền kinh tế mới. D. Xóa bỏ nền kinh tế thị trường hình thành nền kinh tế mới. Câu 8: Ngày 18 và 19/12/1946 Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định vấn đề quan trọng nào sau đây? A. Quyết định ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp. B. Hoà hoãn với Pháp để kí Hiệp định Fontainebleau. C. Quyết định ủng hộ dân nhân miền Nam kháng Pháp. D. Phát động toàn quốc kháng chiến và đề ra đường lối kháng chiến. Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng với ý nghĩa của cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968? A. Chấm dứt phá hoại Miền Bắc. B. Buộc Mĩ kí hiệp định Pari. C. Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh. D. Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ. Câu 10: Thắng lợi nào dưới đây đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp? A. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954. 1 / 4 – Mã đề 001
  2. Câu 20: “Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam? A. Đông Dương hóa chiến tranh. B. chiến tranh Cục bộ. C. Việt Nam hóa chiến tranh. D. chiến tranh đặc biệt. Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960)? A. Buộc Mĩ phải rút hết quân đội về nước. B. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm. C. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. D. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ. Câu 22: Vì sao vào thời điểm năm 1959, ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác? A. Vì lúc này chính quyền của Ngô Đình Diệm đã suy yếu. B. Vì lực lượng cách mạng ở miền Nam đã lớn mạnh rất nhiều so với trước. C. Vì đây là thời cơ để nhân dân miền Nam khởi nghĩa giành chính quyền. D. Vì chỉ có bạo lực cách mạng mới đánh bại bạo lực phản cách mạng của Mỹ - Diệm. Câu 23: Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949 và kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi năm 1950 là gì? A. Bảo vệ chính quyền tay sai do Pháp lập ra. B. Thể hiện sức mạnh quân sự của Pháp. C. Muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh. D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Câu 24: Sau cách mạng tháng Tám 1945, nước ta đứng trước cảnh ngàn cân treo sợi tóc vì A. nạn đói trầm trọng kéo dài, đe doạ ở miền Bắc. B. nạn dốt hơn 90% dân số mù chữ. C. đối phó cùng lúc nạn đói, nạn dốt, giặc ngoại xâm. D. bọn phản động ra sức chống phá cách mạng. Câu 25: Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng 1945 là gì? A. Quyết tâm kháng chiến chống Pháp xâm lược và trừng trị bọn nội phản. B. Thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói. C. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới. D. Thành lập chính phủ chính thức và thông qua hiến pháp mới. Câu 26: Âm mưu chủ yếu của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam. B. Mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam. C. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam. D. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam. Câu 27: Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là A. kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy. B. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. C. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. D. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Câu 28: Vì sao Đảng và Chính phủ phải thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo sau cách mạng tháng Tám 1945? A. Chính quyền còn non trẻ, không thể đối phó với nhiều kẻ thù. B. Pháp được sự giúp đỡ và hậu thuẫn của quân Anh. C. Trung Hoa Dân quốc dùng tay sai để chống phá cách mạng. D. Kẻ thù còn mạnh, chống phá chính quyền cách mạng . Câu 29: Hành động phá hoại Hiệp định Pari 1973 của chính quyền Sài Gòn là A. mở các cuộc hành quân “ bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng. B. tổ chức những cuộc hành quân tìm diệt, đánh vào căn cứ của ta. C. đàn áp, khủng bố những hoạt động yêu nước của nhân dân miền Nam. D. không tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt. Câu 30: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua ba chiến dịch lớn theo trình tự thời gian là A. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng. B. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. C. Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh. D. Tây Nguyên, Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng. Câu 31: Cho các dữ liệu sau: 3 / 4 – Mã đề 001