Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 485 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lương Văn Cù

Câu 1: Khi tiến hành chiến lược kinh tế hướng nội, nhóm 5 năm nước sáng lập ASEAN gặp phải những hạn chế gì?

A. Phụ thuộc vào thị trường bên ngoài.            B. Khoa học – kĩ thuật lạc hậu.

C. Bị bao vây về kinh tế.                                 D. Thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ.

Câu 2: Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ thực hiện

A. cuộc cách mạng công nghiệp.                    B. cuộc “cách mạng chất xám”.

C. cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.          D. cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

doc 5 trang minhlee 16/03/2023 120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 485 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lương Văn Cù", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_12_ma_de_485_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 485 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lương Văn Cù

  1. TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 TỔ : SỬ-ĐỊA-GDCD MÔN LỊCH SỬ - LỚP : 12 A8 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề thi có 05 trang) (không kể thời gian phát đề) Mã số đề: 485 Họ và tên thí sinh: Lớp 12A8 Giám Giám Giám thị 1 Giám thị 2 Nhận xét Điểm khảo 1 khảo 2 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 TL Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 TL Câu 1: Khi tiến hành chiến lược kinh tế hướng nội, nhóm 5 năm nước sáng lập ASEAN gặp phải những hạn chế gì? A. Phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. B. Khoa học – kĩ thuật lạc hậu. C. Bị bao vây về kinh tế. D. Thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ. Câu 2: Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ thực hiện A. cuộc cách mạng công nghiệp. B. cuộc “cách mạng chất xám”. C. cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật. D. cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp. Câu 3: Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh là A. Liên minh châu Âu (EU). B. Tổ chức Hiệp ước Vácsava. C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Câu 4: Nội dung nào dưới đây là không phải là nguyên tắc của ASEAN được ghi trong Hiệp ước Bali? A. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau. B. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. D. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết các dân tộc. Câu 5: Quốc gia trong tổ chức ASEAN đã trở thành “con rồng” kinh tế của châu Á là A. Xingapo. B. Malaixia. C. Thái Lan. D. Brunây. Câu 6: Đại diện của những nước nào đã tham dự Hội nghị Ianta? A. Anh, Pháp, Đức. B. Anh, Mĩ, Liên Xô. C. Anh, Pháp, Mĩ. D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc. Câu 7: Cuối những năm 90 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với những khu vực nào? A. Hồng Kông, Đài Loan. B. Tây Tạng, Đài Loan. C. Ma Cao, Đài Loan. D. Hồng Kông, Ma Cao. Trang 1/5 - Mã đề thi 485
  2. Câu 17: Vì sao chi phí quốc phòng của Nhật Bản thấp (không quá 1%GDP)? A. Được sự bảo hộ của Mĩ. B. Kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô. C. Gia nhập Liên Hợp Quốc. D. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô. Câu 18: Chiến lược kinh tế của nhóm các nước sáng lập ASEAN sau khi giành độc lập là gì? A. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo. B. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. C. Thực hiện "mở cửa" nền kinh tế. D. Thực hiện "đóng cửa" nền kinh tế. Câu 19: Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào sau đây của Liên hợp quốc? A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết dân tộc. B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn. C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. Câu 20: Đâu là vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX? A. Đứng thứ tư. B. Đứng thứ nhất. C. Đứng thứ hai. D. Đứng thứ ba. Câu 21: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. khởi xướng Chiến tranh lạnh. C. thực hiện "Chiến lược toàn cầu". D. ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 22: Khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất A. ứng dụng quân sự. B. quốc phòng, an ninh. C. ứng dụng dân dụng. D. công nghiệp dụng vũ trụ. Câu 23: Nhân tố nào chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ của nửa sau thế kỉ XX? A. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi. B. Chiến tranh lạnh. C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Cách mạng KH-CN. Câu 24: Trong những thành tựu phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế gới thứ hai, số liệu nào dưới đây có ý nghĩa lớn nhất? A. Mĩ có hơn 50% số tàu bè trên mặt biển, nắm 3/4 dự trữ vàng thế giới. B. Kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. C. Sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần sản lượng Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật cộng lại. D. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới. Câu 25: Hiệp ước Bali (2/1976) được kí kết tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất của tổ chức ASEAN là tên viết tắt của A. hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên. B. hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. C. hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á. D. hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. Câu 26: Nhật Bản luôn đẩy mạnh phát triển khoa học – kĩ thuật bằng cách A. phát triển kinh tế. B. hợp tác với Mĩ. C. mua bằng phát minh sáng chế. D. phát triển giáo dục. Câu 27: Nhật Bản đã làm gì trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam để làm giàu? A. Cho Mĩ đóng quân trên lãnh thổ Nhật Bản. B. Cung cấp nhu yếu phẩm cho quân đội Mĩ tham chiến ở Triều Tiên và Việt Nam. Trang 3/5 - Mã đề thi 485
  3. C. Cố gắng giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực. D. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Câu 39: Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân khách quan làm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh? A. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. B. Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. C. Các công ti năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt. D. Các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam. Câu 40: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ 1945 đến nửa đầu những năm 1970 là A. bảo vệ hoà bình, ủng hộ cách mạng thế giới. B. liên minh với Mĩ. C. thực hiện chiến lược toàn cầu. D. hoa bình, trung lập tích cực. HẾT Trang 5/5 - Mã đề thi 485