Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Châu Phú

Câu 1: Việc nghiên cứu cấu trúc tuổi của quần thể có ý nghĩa?

A. Giúp con người tìm hiểu thêm một khía cạnh trong khi nghiên cứu đời sống sinh vật.

B. Giúp con người chủ động lai tạo những loài mới.

C. Giúp con người bảo vệ, chăm sóc và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.

D. Giúp con người chủ động tiêu diệt những sinh vật có hại.

Câu 2: Kích thước của quần thể thay đổi không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. sức sinh sản                                                 B. mức độ tử vong

C. cá thể nhập cư và xuất cư                               D. tỷ lệ đực cái

doc 4 trang minhlee 18/03/2023 340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Châu Phú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_2_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_132_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Châu Phú

  1. TRƯỜNG THPT CHÂU PHÚ ĐỀ KIỂM TRA HKII – NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Sinh Học – Khối 12 Thời gian: 45 phút. (Không kể thời gian phát đề) SBD : . SỐ PHÒNG : . Mã đề: 132 Họ và tên thí sinh Câu 1: Việc nghiên cứu cấu trúc tuổi của quần thể có ý nghĩa? A. Giúp con người tìm hiểu thêm một khía cạnh trong khi nghiên cứu đời sống sinh vật. B. Giúp con người chủ động lai tạo những loài mới. C. Giúp con người bảo vệ, chăm sóc và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. D. Giúp con người chủ động tiêu diệt những sinh vật có hại. Câu 2: Kích thước của quần thể thay đổi không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. sức sinh sản B. mức độ tử vong C. cá thể nhập cư và xuất cư D. tỷ lệ đực cái Câu 3: Trong quần thể sinh vật, không tồn tại mối quan hệ nào sau đây : A. Động vật ăn thịt lẫn nhau B. Cạnh tranh về thức ăn, nơi ở C. Hội sinh D. Cạnh tranh về sinh sản Câu 4: Độ đa dạng của quần xã sinh vật là A. tỷ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát B. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài C. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã D. một độ cá thể của từng loài trong quần xã Câu 5: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần phải có để duy trì và phát triển, gọi là A. Kích thước trung bình của quần thể B. Kích thước tối thiểu của quần thể. C. Kích thước tối đa của quần thể. D. Mật độ của quần thể. Câu 6: Hiện nay hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận quá trình tiến hoá hình thành nên tế bào đầu tiên trên trái đất trải qua các giai đoạn theo tuần tự nào dưới đây? A. chất vô cơ chất hữu cơ đơn giản các đại phân tử tế bào sơ khai. B. chất vô cơ chất hữu cơ đơn giản tế bào sơ khai các đại phân tử. C. chất hữu cơ chất vô cơ các đại phân tử tế bào sơ khai. D. đại phân tử chất hữu cơ đơn giản chất vô cơ tế bào sơ khai. Câu 7: Tháng 03 năm 2002, rừng U Minh thượng bị cháy, nhiều cây rừng và thú rừng bị thiêu rụi. Đây là kiểu biến động? A. Không theo chu kì. B. Theo chù kì ngày đêm. C. Theo chu kì nhiều năm. D. Theo chu kì mùa. Câu 8: Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở những con đường hình thành loài nào? A. Con đường sinh thái và lai xa và đa bội hoá. B. Con đường địa lí và cách li tập tính. C. Con đường địa lí, con đường lai xã và đa bội hoá. D. Con đuờng địa lí và sinh thái. Câu 9: Trạng thái cân bằng của quần thể là là trạng thái số lượng cá thể ổn định do A. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm. B. sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong. C. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng. D. súc sinh sản giảm, sự tử vong giảm. Câu 10: Trong một hệ sinh thái trên cạn, năng lượng được tích luỹ lớn nhất ở bậc dinh dưỡng A. cấp 3. B. cấp 1. C. cấp cao nhất. D. cấp 2. Câu 11: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở A. kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại Tân sinh. B. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh. C. kỉ Jura của đại Trung sinh. D. kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh. Câu 12: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô là Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. C. Homo erectus và Homo sapiens D. Homo habilis và Homo erectus Câu 23: Vì sao có sự biến động số lượng cá thể trong QT theo chu kì ? A. Do những thay đổi có chu kì của điều kiện MT. B. Do sự sinh sản có tính chu kì. C. Do sự tăng giảm nguồn dinh duỡng có tính chu kì. D. Do sự thay đổi thời tiết có tính chu kì. Câu 24: Tiến hoá nhỏ là quá trình A. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. B. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C. hình thành các nhóm phân loại trên loài. D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. Câu 25: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là A. giao tử. B. cá thể. C. nhễm sắc thể. D. quần thể. Câu 26: Cơ quan tương tự là những cơ quan A. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. B. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. C. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 27: Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là A. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ. B. phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen. C. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc. D. củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen. Câu 28: Trong hệ sinh thái, quá trình sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ được thực hiện bởi nhóm A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật phân giải. C. sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 29: Cho chuỗi thức ăn : Cỏ Sâu Ngóe sọc Chuột đồng Rắn hổ mang Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ A. bậc 3. B. bậc 5. C. bậc 4. D. bậc 6. Câu 30: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng? A. Mang cá và mang tôm. B. Cánh chim và cánh côn trùng. C. Gai xương rồng và gai hoa hồng. D. Cánh dơi và tay người. Câu 31: Khi xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, người ta căn cứ vào A. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã. B. mối quan hệ về nơi ở của các loài sinh vật trong quần xã. C. vai trò của các loài sinh vật trong quần xã. D. mối quan hệ sinh sản giữa các loài sinh vật trong quần xã. Câu 32: Ở sinh vật lưỡng bội, các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp. B. các alen lặn có tần số đáng kể. C. các gen lặn ít ở trạng thái dị hợp. D. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình. Câu 33: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. B. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. C. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. D. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. Câu 34: Lai loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 (kí hiệu hệ gen là AA) với loài cỏ dại có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 (kí hiệu hệ gen là BB) được con lai có bộ nhiễm sắc thể n + n = 14 (kí hiệu hệ gen là AB) bị bất thụ. Tiến hành đa bội hoá tạo được loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 2n + 2n = 28 (kí hiệu hệ gen là AABB). Đây là ví dụ về quá trình hình thành loài mới bằng con đường A. sinh thái. B. địa lí. C. lai xa và đa bội hoá. D. đa bội hoá. Trang 3/4 - Mã đề thi 132