Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Tự nhiên - Mã đề 357 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến
Câu 6: Cho 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,6M và Ba(OH)2 1,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là (Ba=137, C=12, O=16)
A. 39,40. B. 23,64. C. 19,70. D. 11,82.
Câu 7: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. B. không có kết tủa, có khí bay lên.
C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. D. chỉ có kết tủa keo trắng.
Câu 8: Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế theo phương pháp nhiệt luyện (nhờ chất khử CO) đi từ oxit kim loại tương ứng?
A. Ca, Cu. B. Fe, Cu. C. Al, Cu. D. Mg, Fe.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_12_tu_nhien_ma_de.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Tự nhiên - Mã đề 357 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN Năm học 2020 - 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: HÓA HỌC 12 (TN) Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi: 357 (30 câu trắc nghiệm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Vật bằng nhôm bền với nước và không khí là vì: A. Nước và không khí có tính oxi hóa mạnh. B. Nhôm là chất khử mạnh. C. Trên bề mặt của nhôm được phủ một lớp oxit Al2O3. D. Nhôm là nguyên tố lưỡng tính. Câu 2: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Na vào dung dịch FeCl3 dư. (b) Cho dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ vào dung dịch (NH4)2SO4. (c) Đun nóng nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2 (d) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3. (e) Cho Mg tác dụng HNO3 loãng, N trong HNO3 bị khử xuống mức oxi hóa thấp nhất. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm vừa thu được chất khí, vừa thu được chất kết tủa là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 3: Kim loại M có thể điều chế được bằng tất cả các phương pháp như thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân dung dịch. Kim loại M là kim loại nào trong các kim loại sau? A. Al. B. Mg. C. Cu. D. Na. Câu 4: Ở các vùng đất nhiễm phèn, trước khi trồng trọt người ta thường bón chất bột nào sau đây? A. CaSO4. B. MgCl2. C. CaCl2. D. CaO. Câu 5: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản nhất. Tổng (a + e) bằng A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 6: Cho 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,6M và Ba(OH)2 1,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là (Ba=137, C=12, O=16) A. 39,40. B. 23,64. C. 19,70. D. 11,82. Câu 7: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. B. không có kết tủa, có khí bay lên. C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. D. chỉ có kết tủa keo trắng. Câu 8: Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế theo phương pháp nhiệt luyện (nhờ chất khử CO) đi từ oxit kim loại tương ứng? A. Ca, Cu. B. Fe, Cu. C. Al, Cu. D. Mg, Fe. Câu 9: Điện phân dung dịch CuSO 4 (các điện cực bằng graphit), phản ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm thu được là? A. Cu, H2SO4, O2. B. Cu(OH)2, H2SO4, O2. C. Cu, H2SO4, H2. D. CuO, H2SO4, O2. Câu 10: Cho bột nhôm tác dụng với dd NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H 2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là (Al=27) A. 16,2 gam. B. 10,4 gam. C. 5,4 gam. D. 2,7 gam. Câu 11: Để bảo quản kali, người ta phải ngâm kali trong A. rượu etylic. B. dầu hỏa. C. phenol lỏng. D. nước. Câu 12: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm là Trang 1/3 - Mã đề thi 357
- C. H2SO4 loãng D. HCl. Câu 27: Hoà tan 3,024 gam một kim loại bằng dung dịch H 2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 8,208 gam muối khan. Kim loại đó là: A. Mg (M=24). B. Al (M=27). C. Ca (M=40). D. Fe (M=56). Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nước cứng là nguyên nhân chính gây ra các vụ ngộ độc nguồn nước. B. Khi đun nóng nước cứng có tính cứng toàn phần sẽ thu được nước mềm. C. Có thể làm mất tính cứng vĩnh cửu bằng dung dịch Ca(OH)2. D. Tính cứng tạm thời gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Câu 29: Cho 12,42 gam Al tác dụng với dung dịch HNO 3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít một khí X (không màu, có thể gây cười, dùng trong các quả bóng cười, nặng gấp khoảng 1,52 lần không khí) (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X sẽ thu được bao nhiêu gam muối khan? (N=14; O=16; H=1; Al=27) A. 63,90 gam. B. 102,18 gam. C. 71,94 gam. D. 102,78 gam. Câu 30: Kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường. A. Ba. B. Al. C. Mg. D. Fe. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 357