Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến
Câu 5: Cho 5,6 gam hỗn hợp Mg (M=24) và Cu (M=64) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít khí hidro (đktc) và một chất rắn. Khối lượng chất rắn là:
A. 1,2 gam. B. 1,6 gam. C. 4,4 gam. D. 3,2 gam.
Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp gồm Fe (M=56) và Mg (M=24) bằng lượng dư dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 77,78%. B. 22,22%. C. 65,7%. D. 34,3%.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_ma_de_132_nam.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN Năm học 2020 - 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi: 132 (30 câu trắc nghiệm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Ở điều kiện thường, đơn chất halogen nào tồn tại ở trạng thái lỏng, có màu nâu đỏ? A. Iot. B. Brom. C. Clo. D. Flo. Câu 2: Cho 3,25 gam bột Zn (M=65) tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có V lít (đktc) khí H 2 bay ra. Giá trị của V là (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn) A. 1,68. B. 1,12. C. 2,24. D. 3,36. Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam kim loại M (có hóa trị III) tác dụng vừa đủ với 295,2 gam dung dịch HCl, phản ứng hoàn toàn thu được 6,72 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Nồng độ phần trăm chất trong dung dịch sau phản ứng là (Al=27; Fe=56; Zn=65; Mg=24) A. 9,04%. B. 8,88%. C. 4,56%. D. 8,90%. Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là A. 3s23p5. B. ns2np5. C. ns2np4. D. ns2np6. Câu 5: Cho 5,6 gam hỗn hợp Mg (M=24) và Cu (M=64) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít khí hidro (đktc) và một chất rắn. Khối lượng chất rắn là: A. 1,2 gam. B. 1,6 gam. C. 4,4 gam. D. 3,2 gam. Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp gồm Fe (M=56) và Mg (M=24) bằng lượng dư dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 5,6 lít khí H 2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là A. 77,78%. B. 22,22%. C. 65,7%. D. 34,3%. Câu 7: Nếu cho x mol mỗi chất: CaOCl 2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl 2 nhiều nhất là: (Biết CaOCl 2 tác dụng HCl đặc, đun nóng tạo sản phẩm CaCl2, Cl2, H2O; K2Cr2O7 tác dụng HCl đặc, đun nóng tạo KCl, CrCl3, Cl2 và H2O). (Cho Ca=40; Cl=35,5; O=16; Mn=55; K=39; Cr=52) A. MnO2. B. K2Cr2O7. C. KMnO4. D. CaOCl2. Câu 8: Hợp chất nào sau đây clo có số oxi hóa +1. A. HClO. B. KClO3. C. KClO4. D. HCl. Câu 9: Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ có kết tủa trắng xuất hiện? A. NaBr. B. NaI. C. NaF. D. NaCl. Câu 10: Dung dịch axit nào được dùng để khắc chữ lên thủy tinh? A. H2SO4. B. HNO3. C. HF. D. HCl. Câu 11: Đổ dung dịch chứa 1 gam HCl (Cl =35,5) vào dung dịch chứa 1 gam NaOH (Na=23, H=1,O=16). Nhúng quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng thì quỳ tím chuyển sang A. Không xác định. B. Không đổi màu. C. Màu xanh. D. Màu đỏ. Câu 12: Axit có tính khử mạnh nhất, tính axit mạnh nhất trong dãy HF, HCl, HBr, HI là A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF. Câu 13: Cho các phát biểu sau: (1) Khí hidroclorua tan tốt trong nước tạo dung dịch làm xanh quỳ tím. (2) Người ta có thể trộn KI hoặc KIO3 vào muối ăn để phòng bệnh bướu cổ và đần độn. (3) Clo là chất khí, màu vàng lục. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
- C. -1; 0; +1; +3; +5; +7. D. -1; 0; +2; +6; +5; +7. Câu 24: Cho m gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc dư thu được 3,36 lít khí Cl 2 (đktc). Giá trị của m là (Mn = 55; O = 16) A. 13,05. B. 8,7. C. 7,8. D. 15,03. Câu 25: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử? A. Br2. B. F2. C. I2. D. Cl2. Câu 26: Phương trình hóa học chứng tỏ clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom là A. Cl2 + H2O HCl + HClO. B. 3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3. C. Br2 + 2NaI → I2 + 2NaBr. D. Cl2 + 2NaBr → Br2 + 2NaCl. Câu 27: Khi nung nóng, iot biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là A. sự phân hủy. B. sự bay hơi. C. sự thăng hoa. D. sự chuyển trạng thái. Câu 28: Cho 22,25 gam hỗn hợp bột Zn và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 11,2 lít khí H2 bay ra (đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là (Zn = 65; Mg = 24; Cl = 35,5) A. 80 gam. B. 97,75 gam. C. 115,5 gam. D. 57,75 gam. Câu 29: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các nguyên tố halogen thuộc nhóm A. VA. B. IVA. C. VIA. D. VIIA. Câu 30: Cho m gam kim loại Fe (M=56) phản ứng vừa đủ với 0,03 mol khí Cl 2 thu được một muối clorua. Giá trị của m là A. 1,68. B. 1,12. C. 0,56. D. 2,13. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 132