Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Xã hội - Mã đề 169 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

Câu 2: Ruột thừa, răng nanh và răng khôn, xương cùng, mi mắt thứ ba ở người.. là những ví dụ về bằng chứng

   A. cơ quan thoái hóa.

   B. cơ quan tương đồng.

   C. cơ quan tương tự.

   D. cơ quan cùng chức phận.

Câu 3: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

   A. Tập hợp ong ở rừng Trường Sơn.

   B. Tập hợp cá cóc ở rừng Tam Đảo.

   C. Tập hợp cá ở sông Đà.

   D. Tập hợp chim ở Vườn Quốc gia Tràm chim.

docx 4 trang minhlee 18/03/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Xã hội - Mã đề 169 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_xa_hoi_ma_de.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Xã hội - Mã đề 169 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN NĂM HỌC: 2020 – 2021 MÔN THI: SINH HỌC KHỐI 12 (KHXH) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút; Không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: (40 câu trắc nghiệm) Số báo danh: Lớp: . Mã đề thi: 169 Câu 1: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu hoặc khác khu vực địa lí. II. Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. III. Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ NST song nhị bội. IV. Quá trình hình thành loài mới có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 2: Ruột thừa, răng nanh và răng khôn, xương cùng, mi mắt thứ ba ở người là những ví dụ về bằng chứng A. cơ quan thoái hóa. B. cơ quan tương đồng. C. cơ quan tương tự. D. cơ quan cùng chức phận. Câu 3: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp ong ở rừng Trường Sơn. B. Tập hợp cá cóc ở rừng Tam Đảo. C. Tập hợp cá ở sông Đà. D. Tập hợp chim ở Vườn Quốc gia Tràm chim. Câu 4: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là A. Giải thích thành công đặc điểm thích nghi. B. Khẳng định sự thống nhất trong đa dạng ở sinh giới. C. Phát hiện nội dung và vai trò chọn lọc tự nhiên. D. Đưa ra khái niệm biến dị cá thể và tính chất của nó. Câu 5: Ở một quần thể hươu, do tác động của một cơn lũ quét làm cho đa số cá thể khỏe mạnh bị chết. Số ít cá thể còn lại có sức khỏe kém hơn sống sót, tồn tại và phát triển thành một quần thể mới có tần số alen và thành phần kiểu gen khác hẳn so với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của nhân tố tiến hóa nào đến quần thể hươu? A. các yếu tố ngẫu nhiên. B. di - nhập gen. C. đột biến. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 6: Sử dụng chuỗi thức ăn sau: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Hãy xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất? A. 0,920%. B. 0,570%. C. 45,50% D. 0,0052%. Câu 7: Cho chuỗi thức ăn sau: cà rốt thỏ cáo hổ. Hãy cho biết trong chuỗi này, sinh vật nào thuộc nhóm sinh vật dinh dưỡng bậc 3? A. Cà rốt. B. Cáo. C. Hổ. D. Thỏ. Câu 8: Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống, chất nào sau đây chưa có hoặc có rất ít trong khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất? A. H2. B. O2. C. N2. D. NH3. Câu 9: Phát biểu sau đây là ĐÚNG về diễn thế sinh thái? A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường. B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người. D. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Câu 10: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào sau đây? A. Giao phối không ngẫu nhiên. Trang 1/4 - Mã đề thi 169
  2. Câu 21: Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây? A. Mật độ cá thể. B. Loài ưu thế. C. Loài đặc trưng. D. Thành phần loài. Câu 22: Theo quan niệm hiện đại, các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất lần lượt là A. tiến hoá hoá học tiến hoá sinh học tiến hoá tiền sinh học. B. tiến hoá hoá học tiến hóa tiền sinh học tiến hoá sinh học. C. tiến hoá tiền sinh học tiến hoá hoá học tiến hoá sinh học. D. tiến hoá hoá học tiến hoá tiền sinh học tiến hóa hữu cơ. Câu 23: Trong chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 4. B. cấp 2. C. cấp 1. D. cấp 3. Câu 24: Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp phòng tránh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virut Corona (Covid – 19) gây ra? 1. Đeo khẩu trang đúng cách. 2. Thực hiện khai báo y tế khi sốt, ho. 3. Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi và miệng. 4. Rửa tay thường xuyên và đùng cách. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 25: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là KHÔNG ĐÚNG? A. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit. B. Phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình. C. Sinh vật sản xuất sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho sinh vật tiêu thụ. D. Thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ. Câu 26: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Di – nhập gen. C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 27: Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là A. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. B. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể. C. đấu tranh sinh tồn giữa các cá thể sinh vật. D. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên. Câu 28: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh sự tiến hoá A. theo hướng phân li tính trạng. B. được bắt đầu từ một hành tinh khác. C. theo hướng đồng quy tính trạng. D. từ một nguồn gốc chung. Câu 29: Trong 1 ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá sống ở các tầng nước khác nhau. Kỹ thuật nuôi ghép này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây? 1. Tận dụng diện tích ao nuôi. 2. Có thể tiết kiệm chi phí sản xuất. 3. Tận dụng nguồn sống của môi trường. 4. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cá trong ao. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 30: Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? I. Hạn chế sử dụng và xả thải túi nilong ra môi trường. II. Tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên không tái sinh. III. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên. IV. Chống xói mòn và chống xâm nhập mặn cho đất. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 31: Kết quả của quá trình tiến hoá nhỏ là A. quần thể mới xuất hiện. B. hình thành các nhóm phân loại. C. loài mới xuất hiện. D. hình thành các kiểu gen thích nghi. Câu 32: Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá Trang 3/4 - Mã đề thi 169