Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Tự nhiên - Mã đề 357 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

Câu 7: Vào mùa sinh sản, các cá thể hươu đực sẽ húc nhau để tìm ra con mạnh nhất giao phối với con cái. Đây là ví dụ về mối quan hệ:

   A. cạnh tranh cùng loài.                                       B. ức chế cảm nhiễm.

   C. cạnh tranh khác loài.                                       D. hỗ trợ cùng loài.

Câu 8: Trong chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc bậc dinh dưỡng

   A. cấp 4.                        B. cấp 2.                        C. cấp 1.                        D. cấp 3.

Câu 9: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không  làm thay đổi tần số alen của quần thể?

   A. Giao phối ngẫu nhiên.                                     B. Đột biến.

   C. Di – nhập gen.                                                D. Chọn lọc tự nhiên.

docx 4 trang minhlee 18/03/2023 240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Tự nhiên - Mã đề 357 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_tu_nhien_ma_d.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Tự nhiên - Mã đề 357 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN NĂM HỌC: 2020 – 2021 MÔN THI: SINH HỌC KHỐI 12 (KHTN) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút; Không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: (40 câu trắc nghiệm) Số báo danh: Lớp: . Mã đề thi: 357 Câu 1: Cho chuỗi thức ăn sau: cà rốt thỏ cáo hổ. Hãy cho biết trong chuỗi này, sinh vật nào thuộc nhóm sinh vật dinh dưỡng bậc 3? A. Thỏ. B. Hổ. C. Cáo. D. Cà rốt. Câu 2: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, côn trùng phát sinh ở đại A. Trung sinh. B. Tân sinh. C. Nguyên sinh. D. Cổ sinh. Câu 3: Một gen có chiều dài là 5100 Angstrong, trong đó có 20%A. Hãy xác định số nucleotic từng loại của gen. A. A = T = 2700, G = X = 1800. B. A = T = 900 , G = X = 600. C. A = T = 600, G = X = 900. D. A = T = 1800, G = X = 2700 Câu 4: Cho biết nmỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:1? A. AaBB × aaBb. B. Aabb × aaBb. C. AaBb × AaBb. D. Aabb × aaBB. Câu 5: Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài? A. Hội sinh. B. Hợp tác. C. Ký sinh. D. Cộng sinh. Câu 6: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Ánh sáng. B. Sâu ăn lá. C. Cây lúa. D. Chim sâu. Câu 7: Vào mùa sinh sản, các cá thể hươu đực sẽ húc nhau để tìm ra con mạnh nhất giao phối với con cái. Đây là ví dụ về mối quan hệ: A. cạnh tranh cùng loài. B. ức chế cảm nhiễm. C. cạnh tranh khác loài. D. hỗ trợ cùng loài. Câu 8: Trong chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 4. B. cấp 2. C. cấp 1. D. cấp 3. Câu 9: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Đột biến. C. Di – nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 10: Bằng chứng nào sau đây được coi là bằng chứng tiến hóa trực tiếp? A. Tất cả các sinh vật trên trái đất đều cấu tạo từ tế bào. B. Chi trước của mèo và cánh của của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau. C. Các axit amin trong chuỗi β-hemoglobin của người và tinh tinh giống nhau. D. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh. Câu 11: Trình tự các kỉ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là A. Cambri Silua Pecmi Cacbon Đêvôn Ocđôvic. B. Cambri Ocđôvic Silua Đêvôn Cacbon Pecmi. C. Cambri Silua Đêvôn Pecmi Cacbon Ocđôvic. D. Cambri Silua Cacbon Đêvôn Pecmi Ocđôvic. Câu 12: Một quần thể thực vật ngẫu phối, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) có 20% số cây hoa trắng khi quần thể đạt trạng thái cân bằng thì số cây hoa trắng chiếm 25%. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tần số kiểu gen ở thế hệ P là 24/35 AA : 4/35 Aa : 7/35 aa. II. Tần số alen A ở thế hệ P là 9/35. III. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 27 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng. IV. Hiệu số giữa tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp tử với tỉ lệ cây hoa trắng giảm dần qua các thế hệ. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Trang 1/4 - Mã đề thi 357
  2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, phát biểu nào dưới đây là ĐÚNG? A. Có tối đa 4 người trong phả hệ có kiểu gen đồng hợp. B. Xác suất người con gái đầu lòng của cặp vợ chồng III.15 và III.16 không mang gen gây bệnh là 14/27. C. Nếu cặp vợ chồng III.15 và III.16 sinh con thứ 2 thì xác suất sinh con trai mắc bệnh là 1/21. D. Xác suất người III.17 mang alen gây bệnh là 2/33. Câu 24: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh sự tiến hoá A. theo hướng đồng quy tính trạng. B. được bắt đầu từ một hành tinh khác. C. theo hướng phân li tính trạng. D. từ một nguồn gốc chung. Câu 25: Một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 4 loại kiểu hình trong đó có 1% số cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. F1 có tối đa 9 loại kiểu gen. II. F1 có 32% số cây đồng hợp tử về 1 cặp gen. III. F1 có 24% số cây thân cao, hoa trắng. IV. Kiểu gen của P có thể là AB/ ab A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 26: Theo quan niệm hiện đại, các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất lần lượt là A. tiến hoá tiền sinh học tiến hoá hoá học tiến hoá sinh học. B. tiến hoá hoá học tiến hoá sinh học tiến hoá tiền sinh học. C. tiến hoá hoá học tiến hoá tiền sinh học tiến hóa hữu cơ. D. tiến hoá hoá học tiến hóa tiền sinh học tiến hoá sinh học. Câu 27: Trong 1 ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá sống ở các tầng nước khác nhau. Kỹ thuật nuôi ghép này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây? 1. Tận dụng diện tích ao nuôi. 2. Có thể tiết kiệm chi phí sản xuất. 3. Tận dụng nguồn sống của môi trường. 4. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cá trong ao. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 28: Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên? A. Cách li sinh thái. B. Cách li cơ học. C. Cách li tập tính. D. Cách li địa lí. Câu 29: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây định hướng quá trình tiến hóa? A. Chọn lọc tự nhiên B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Đột biến. D. Di nhập gen. Câu 30: 1 quần thể thực vật ở trạng thái cân bằng có tần số alen A= 0.3, a =0.7. Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen của cá thể mang alen lặn trong quần thể nói trên. A. 0.49. B. 0.42. C. 0.09. D. 0.91. Câu 31: Theo Đacuyn, sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể trong quá trình sinh sản được gọi là A. biến dị đồng loạt. B. biến dị cá thể. C. đột biến. D. thường biến. Trang 3/4 - Mã đề thi 357