Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Tự nhiên - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến
Câu 2: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là KHÔNG ĐÚNG?
A. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit.
B. Phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình.
C. Sinh vật sản xuất sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho sinh vật tiêu thụ.
D. Thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ.
Câu 3: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ?
A. Nấm hoại sinh. B. Thực vật.
C. Động vật ăn thực vật. D. Vi khuẩn hoại sinh.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Tự nhiên - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_tu_nhien_ma_d.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Tự nhiên - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN NĂM HỌC: 2020 – 2021 MÔN THI: SINH HỌC KHỐI 12 (BAN TN) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút; Không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: (40 câu trắc nghiệm) Số báo danh: Lớp: . Mã đề thi: 132 Câu 1: Cho chuỗi thức ăn sau: cà rốt thỏ cáo hổ. Hãy cho biết trong chuỗi này, sinh vật nào thuộc nhóm sinh vật dinh dưỡng bậc 3? A. Cà rốt. B. Hổ. C. Thỏ. D. Cáo. Câu 2: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là KHÔNG ĐÚNG? A. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit. B. Phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình. C. Sinh vật sản xuất sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho sinh vật tiêu thụ. D. Thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ. Câu 3: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ? A. Nấm hoại sinh. B. Thực vật. C. Động vật ăn thực vật. D. Vi khuẩn hoại sinh. Câu 4: Phát biểu sau đây là ĐÚNG về diễn thế sinh thái? A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường. B. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. C. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. D. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người. Câu 5: Trong các hình thức hình thành loài mới, hình thành loài khác khu vực địa lý A. thường diễn ra nhanh chóng dưới tác động của yếu tố ngẫu nhiên. B. luôn gắn liền với quá trình hình thành loài mới. C. gặp ở những loài phát tán mạnh, phân bố rộng. D. không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Câu 6: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A, a; B, b; D, d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen, nếu cứ một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ: A. 1/64. B. 5/64. C. 3/32. D. 15/64. Câu 7: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định,alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, phát biểu nào dưới đây là ĐÚNG? Trang 1/5 - Mã đề thi 132
- III. Rắn là loài duy nhất khống chế số lượng chuột. IV. Chim gõ kiến là SVTT bậc 3 Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 17: Một quần thể thực vật ngẫu phối, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) có 20% số cây hoa trắng khi quần thể đạt trạng thái cân bằng thì số cây hoa trắng chiếm 25%. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tần số kiểu gen ở thế hệ P là 24/35 AA : 4/35 Aa : 7/35 aa. II. Tần số alen A ở thế hệ P là 9/35. III. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 27 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng. IV. Hiệu số giữa tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp tử với tỉ lệ cây hoa trắng giảm dần qua các thế hệ. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 18: Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên? A. Cách li địa lí. B. Cách li tập tính. C. Cách li cơ học. D. Cách li sinh thái. Câu 19: Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp phòng tránh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virut Corona (Covid – 19) gây ra? 1. Đeo khẩu trang đúng cách. 2. Thực hiện khai báo y tế khi sốt, ho. 3. Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi và miệng. 4. Rửa tay thường xuyên và đùng cách. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 20: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài? A. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ. B. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. C. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng. D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. Câu 21: Giả sử một lưới thức ăn được mô tả như sau: Thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ đều ăn thực vật; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột. Phát biểu nào sau đây đúng về lưới thức ăn này? A. Cáo và cú mèo có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau. B. Có 5 loài cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. C. Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 5 mắt xích. D. Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3. Câu 22: Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây? A. Loài đặc trưng. B. Thành phần loài. C. Mật độ cá thể. D. Loài ưu thế. Câu 23: Ở một quần thể hươu, do tác động của một cơn lũ quét làm cho đa số cá thể khỏe mạnh bị chết. Số ít cá thể còn lại có sức khỏe kém hơn sống sót, tồn tại và phát triển thành một quần thể mới có tần số alen và thành phần kiểu gen khác hẳn so với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của nhân tố tiến hóa nào đến quần thể hươu? A. các yếu tố ngẫu nhiên. B. di - nhập gen. C. đột biến. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 24: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, côn trùng phát sinh ở đại A. Nguyên sinh. B. Trung sinh. C. Cổ sinh. D. Tân sinh. Câu 25: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh sự tiến hoá A. được bắt đầu từ một hành tinh khác. B. theo hướng phân li tính trạng. Trang 3/5 - Mã đề thi 132
- Câu 37: Một gen có chiều dài là 5100 Angstrong, trong đó có 20%A. Hãy xác định số nucleotic từng loại của gen. A. A = T = 2700, G = X = 1800. B. A = T = 900 , G = X = 600. C. A = T = 600, G = X = 900. D. A = T = 1800, G = X = 2700 Câu 38: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp ong ở rừng Trường Sơn. B. Tập hợp cá ở sông Đà. C. Tập hợp chim ở Vườn Quốc gia Tràm chim. D. Tập hợp cá cóc ở rừng Tam Đảo. Câu 39: Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống, chất nào sau đây chưa có hoặc có rất ít trong khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất? A. NH3. B. N2. C. O2. D. H2. Câu 40: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu hoặc khác khu vực địa lí. II. Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. III. Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ NST song nhị bội. IV. Quá trình hình thành loài mới có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 5/5 - Mã đề thi 132