Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Lịch sử Lớp 12 - Xã hội - Mã đề 102 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

Câu 1: Để đánh đổ ách thống trị của Đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn, phương pháp đấu tranh bạo lực lần đầu tiên được Đảng Lao động Việt Nam đề ra tại

   A. Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành trung ương Đảng (1/1959).

   B. Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa I từ ngày 20 đến 26/3/1955.

   C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9/1960).

   D. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành trung ương Đảng (1/1959).

Câu 2: Sau khi ký hiệp định Giơnevơ 1954, nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ Diệm chủ yếu bằng hình thức nào?

   A. Đấu tranh vũ trang, chính trị.                         B. Đấu tranh vũ trang.

   C. Dùng bạo lực cách mạng.                              D. Đấu tranh chính trị, hòa bình.

doc 5 trang minhlee 18/03/2023 300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Lịch sử Lớp 12 - Xã hội - Mã đề 102 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_12_xa_hoi_ma_de_1.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Lịch sử Lớp 12 - Xã hội - Mã đề 102 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỀM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN Năm học 2020 - 2021 Môn: LỊCH SỬ 12_XÃ HỘI Mã đề thi: 102 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Để đánh đổ ách thống trị của Đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn, phương pháp đấu tranh bạo lực lần đầu tiên được Đảng Lao động Việt Nam đề ra tại A. Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành trung ương Đảng (1/1959). B. Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa I từ ngày 20 đến 26/3/1955. C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9/1960). D. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành trung ương Đảng (1/1959). Câu 2: Sau khi ký hiệp định Giơnevơ 1954, nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ Diệm chủ yếu bằng hình thức nào? A. Đấu tranh vũ trang, chính trị. B. Đấu tranh vũ trang. C. Dùng bạo lực cách mạng. D. Đấu tranh chính trị, hòa bình. Câu 3: không của Mĩ cuối năm 1972 được coi như trận A. “Bạch Đằng”. B. “Điện Biên Phủ ”. C. “Điện Biên Phủ trên không”. D. “Chi Lăng – Xương Giang”. Câu 4: Nhận định nào dưới đây không được đưa ra sau chiến thắng Phước Long (6/1/1975) của quân dân miền Nam Việt Nam? A. Khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ. B. Sự suy yếu và bất lực của quân đội sài Gòn. C. Sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta. D. Ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam. Câu 5: Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong chiến dịch A. Tây Nguyên. B. Điện Biên Phủ. C. Huế - Đà Nẵng. D. Hồ Chí Minh. Câu 6: Nguyên nhân quyết định làm nên thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nước ta là A. hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, sự giúp đỡ to lớn của bạn bè thế giới. B. tinh thần đoàn kết, lao động cần cù của nhân dân Việt Nam. C. sự lãnh đạo sang suốt của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo. D. tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ba nước Đông Dương Câu 7: Trong chiến dịch Tây Nguyên (3/1975), ngoài yếu tố bí mật - bất ngờ, Bộ chính trị trung ương Đảng lao động Việt Nam còn sử dụng kế sách A. “ Dụ địch để đánh địch”. B. “ Lừa địch và điều địch”. C. “ Lừa địch và dụ địch”. D. “ Đánh điểm, diệt viện”. Câu 8: Trong thời kỳ 1954 - 1975, đâu là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”? A. Hiệp định Giơnevơ chia Việt Nam thành hai miền. B. Sự chi phối của cục diện thế giới hai cực, hai phe. C. Ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. D. Phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Trang 1/5 - Mã đề thi 102
  2. C. 2 miền; 1 chiến lược; 1 Chính phủ D. 2 miền; 1 chiến lược; 1 Đảng. Câu 18: Biện pháp cơ bản được Mỹ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là A. sử dụng quân đội đồng minh. B. tiến hành chiến tranh tổng lực. C. ra sức chiếm đất, giành dân. D. sử dụng quân đội Mỹ làm nòng cốt. Câu 19: “Đội quân tóc dài” ra đời trong cuộc đấu tranh chống chiến lược A. “Chiến tranh cục bộ”. B. “Việt Nam hóa chiến tranh”. C. “Chiến tranh đặc biệt”. D. “Chiến tranh đơn phương”. Câu 20: Hiệp định Pari là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh A. kinh tế, chính trị, ngoại giao. B. chính trị, ngoại giao, tâm lí. C. quân sự, hòa bình, ngoại giao. D. quân sự, chính trị, ngoại giao. Câu 21: Chiến thắng Ấp Bắc đã mở đầu cao trào cách mạng nào ở miền Nam? A. “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”. B. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. C. “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. D. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”. Câu 22: Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược? A. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long năm 1975. B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968. D. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Câu 23: Quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của ba nước Đông Dương được biểu hiện bằng sự kiện nào? A. Quân tình nguyện Việt Nam giúp Cam-pu-chia đánh Mĩ. B. Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia. C. Quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào đánh Mĩ. D. Thành lập liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào. Câu 24: Cách đánh của ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh như thế nào? A. Kêu gọi binh lính đầu hàng, đàm phán với chính quyền địch. B. Đánh từ bên trong trung tâm thành phố Sài Gòn sau đó chiếm các địa phương còn lại. C. Tiến đánh từ vùng nông thôn làm bàn đạp tấn công vào trung tâm thành phố. D. Vượt tuyến phòng thủ bên ngoài tiến vào trung tâm Sài Gòn, chiếm các cơ quan đầu não. Câu 25: Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, Mĩ sử dụng chiến lược quân sự mới nào sau đây? A. Tìm diệt. B. Ấp chiến lược. C. Thiết xa vận. D. Trực thăng vận. Câu 26: Trận đánh then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên là A. Buôn Ma Thuột. B. Kon tum. C. Plâyku. D. Xuân Lộc. Câu 27: Nội dung nào dưới đây là một trong những điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở Việt Nam? A. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. B. Đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ. Trang 3/5 - Mã đề thi 102
  3. Câu 38: Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước? A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam. B. Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh. C. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị. D. Các bên công nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền. Câu 39: Chiến thắng biên giới Tây Nam của quân dân ta có ý nghĩa như thế nào? A. Tạo nên sức mạnh tổng hợp của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia. B. Tiêu diệt hoàn toàn chế độ Pôn-pốt - Iêng-xê-ri. C. Tăng cường tình đoàn kết của ba nước Đông Dương. D. Tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi. Câu 40: Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954)? A. Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm. B. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. D. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. HẾT Trang 5/5 - Mã đề thi 102