Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 245 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

Câu 4: Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt 2 chất lỏng ancol etylic và glixerol?

A. Cu(OH)2. B. Quì tím C. Nước brom. D. Kim loại Na.

Câu 5: Cho vài giọt nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện

A. kết tủa đỏ nâu. B. dung dịch màu xanh. C. bọt khí. D. kết tủa trắng.

Câu 6: Chất nào sau đây có chứa một liên kết đôi trong phân tử?

A. propen. B. metan. C. butan. D. etin.
doc 4 trang minhlee 18/03/2023 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 245 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_11_ma_de_245_nam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 245 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỀM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN Năm học 2020 - 2021 Môn: HÓA HỌC 11 Mã đề thi: 245 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Thể tích khí hidro thu được (đtkc) khi cho 0,46 gam natri kim loại phản ứng hết với ancol etylic khan là (Cho Na=23) A. 0,224 lít. B. 0,672 lít. C. 0,112 lít. D. 0,56 lít. Câu 2: Để phân biệt HCOOH và CH3COOH ta dùng thuốc thử là A. dd AgNO3/NH3. B. Na. C. CaCO3. D. NaOH. Câu 3: Cho 8,96 lít hỗn hợp X gồm etan và etilen đi vào bình chứa dung dịch brom dư, sau phản ứng khí thoát ra khỏi bình là 3,36 lít. Các khí đo ở đktc. Thể tích etilen (lít) có trong hỗn hợp X là (Br=80) A. 2,24 (lít). B. 4,48 (lít). C. 5,6 (lít). D. 3,36 (lít). Câu 4: Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt 2 chất lỏng ancol etylic và glixerol? A. Cu(OH)2. B. Quì tím C. Nước brom. D. Kim loại Na. Câu 5: Cho vài giọt nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện A. kết tủa đỏ nâu. B. dung dịch màu xanh. C. bọt khí. D. kết tủa trắng. Câu 6: Chất nào sau đây có chứa một liên kết đôi trong phân tử? A. propen. B. metan. C. butan. D. etin. o Câu 7: Anđehit có thể tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với H2 (Ni, t ). Qua hai phản ứng này chứng tỏ anđehit. A. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá. B. chỉ thể hiện tính oxi hoá. C. chỉ thể hiện tính khử. D. thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá. Câu 8: Có bao nhiêu đồng phân ancol bậc 1 có công thức phân tử là C4H10O? A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 9: Sục hết 6,72 lít khí axetilen (đktc) vào dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 dư. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa vàng. Giá trị m là (Cho C=12, H=1, O=16, Ag=108) A. 18,0. B. 9,0. C. 72,0. D. 36,0. Câu 10: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì? Khí X thu được bằng cách đẩy nước A. CH4. B. H2. C. C2H2. D. C3H8. Câu 11: Công thức chung của anken là A. CnH2n-6 (n≥6). B. CnH2n (n≥2). C. CnH2n+2 (n≥1). D. CnH2n-2 (n≥2). Câu 12: Đun nóng etanol với xúc tác dung dịch H2SO4 đặc ở 170C thu được sản phẩm hữu cơ chủ yếu nào sau đây? A. CH3COOH. B. CH≡CH. C. CH2=CH2. D. C2H5OC2H5. Trang 1/4 - Mã đề thi 245
  2. Câu 27: Khi thực hiện phản ứng este hóa 7,2 gam CH3COOH và 6,9 gam C2H5OH, có H2SO4 đặc làm chất xúc tác, đun nóng, với hiệu suất đạt 80%, thu được bao nhiêu gam este? A. 10,560 gam. B. 8,448 gam. C. 16,500 gam. D. 13,200 gam. Câu 28: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: (1) (2) (3) (4) H2O,xt axit CH3COONa  X  CH  CH  Y  CH3CH2OH Chất X và Y lần lượt là: A. CH4; C4H4. B. CH4; C2H6. C. CH4; C2H4. D. C2H2; C2H4. Câu 29: Công thức cấu tạo CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 ứng với tên gọi nào sau đây? A. 3-metylbutan. B. isobutan. C. metylpentan. D. 2-metylbutan. Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Hợp chất C6H5CH2OH là phenol. B. Hợp chất CH3CH2OH có tên gọi là ancol etylic. C. Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH. D. Glixerol và ancol etylic thuộc cùng dãy đồng đẳng. Câu 31: Cho các chất sau: CH3CHO, C2H2, HCOOH, HCHO, CH3COOH, C2H5OH. Số chất tham gia được phản ứng tráng gương là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 32: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử của 2 ankan là (C=12, H=1, O=16) A. C4H10 và C5H12. B. C2H6 và C3H8. C. CH4 và C2H6. D. C3H8 và C4H10. Câu 33: Trong giấm ăn có chứa axit nào sau đây? A. Axit propionic. B. Axit fomic. C. Axit acrylic. D. Axit axetic. Câu 34: Cho các phát biểu sau (1) Ancol C2H5OH là ancol bậc 1. (2) Đốt cháy hoàn toàn một ankan bất kì thì luôn cho số mol H2O lớn hơn số mol CO2. (3) Axit CH3COOH có thể làm quỳ tím hóa đỏ. (4) Phenol và ancol etylic đều phản ứng với NaOH. (5) Axetilen có công thức phân tử là C2H2. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 35: Nhiều vụ ngộ độc rượu do trong rượu có chứa metanol. Công thức của metanol là A. CH3OH. B. CH3CH2OH. C. HCHO. D. CH3COOH. Câu 36: Cho dung dịch chứa 6,6 gam anđehit axetic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng, phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa Ag. Giá trị m là (C= 12, O= 16, H= 1, Ag= 108). A. 10,8. B. 32,4. C. 27,0. D. 21,6. Câu 37: Chất nào sau đây có thể trùng hợp thành cao su BuNa? A. (CH3)2C=C=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2. C. CH3-CH=C=CH2. D. CH2=C(CH3)CH=CH2. Câu 38: Cho 9,4 gam phenol (C6H5OH) tác dụng với nước brom dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là (Br=80, C=12, H=1, O=16) A. 33,1 gam. B. 66,2 gam. C. 32,2 gam. D. 62,2 gam. Câu 39: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Y và một hỗn hợp hơi Z (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ hơi Z phản ứng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 Trang 3/4 - Mã đề thi 245