Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT An Giang (Có đáp án và thang điểm)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. (1.5 điểm)

a/. Tìm một lời dẫn trực tiếp trong văn bản và cho biết dấu hiệu nhận biết?

b/. Từ lời dẫn trực tiếp đó, em hãy chuyển sang lời dẫn gián tiếp.

docx 3 trang minhlee 03/03/2023 6000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT An Giang (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT An Giang (Có đáp án và thang điểm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I AN GIANG NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn – Khối 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề. I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: Câu chuyện kể về cậu bé lớp 6 đội mưa, móc rác khơi cống khiến cộng đồng mạng xuýt xoa vì hành động quá đẹp của em. Em tên là Phạm Trọng Đạt (12 tuổi, học tại trường THCS Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) hiện sống cùng ông bà ngoại Hoàn cảnh của em, ai nghe qua cũng phải chép miệng: “tội quá!”. Với trái tim thuần khiết của một đứa trẻ, nhìn thấy miệng cống ngập rác thì chẳng đặng đừng đá chống xe đạp và dùng tay không móc ra. Em làm điều đó trong tâm thế hồn nhiên, không hề biết camera của chủ nhà quay lại. Ngay cả chị chủ nhà khi quay về, bất ngờ thấy miệng cống trước nhà thông thoáng, không ứ nước mỗi khi có mưa lớn. Tò mò, chị xem lại camera và ngỡ ngàng trước hành động của cậu bé mặc áo trắng nên quyết định chia sẻ lên mạng. Đáng nói hơn là tiết lộ của Đạt càng khiến nhiều người lớn phải giật mình, tự soi rọi lại mình: “Chiều hôm đó em móc được khoảng 10 cái miệng cống đầy rác. Em tiện tay làm sạch thôi Trước đây mỗi lần gặp trời mưa, mà thấy miệng cống nào bị tắc, em cũng thường dừng lại và làm như vậy”. Gia cảnh em Đạt khó khăn, em cũng không thuộc dạng học sinh giỏi điểm 10 trên lớp, cơm ăn bữa nay phải lo bữa mai. Nhưng tất cả điều đó không khiến em thôi làm người tử tế. Và càng đẹp hơn, đáng trân trọng hơn khi lòng tốt đó xuất phát từ tự nguyện, chẳng ai ép buộc và cũng chẳng cần công nhận. Cứ âm thầm mà đâm chồi, nảy nở và đơm hoa từ bàn tay lẫn trái tim tử tế. Mong rằng sau câu chuyện về cậu học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng trái tim nở hoa tử tế này sẽ có thêm nhiều hành vi đẹp trong cuộc sống của chúng ta. (Theo webtretho.com) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2. (1.5 điểm) a/. Tìm một lời dẫn trực tiếp trong văn bản và cho biết dấu hiệu nhận biết? b/. Từ lời dẫn trực tiếp đó, em hãy chuyển sang lời dẫn gián tiếp. Câu 3. Chi tiết nào thể hiện việc móc rác khơi cống là việc làm thường xuyên của Đạt? (1,0 điểm) Câu 4. Theo em, tại sao việc làm của Đạt: “khiến nhiều người lớn phải giật mình, tự soi rọi lại mình.” (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1. Thuyết minh về một trò chơi dân gian tuổi thơ. Đề 2. Kể lại cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Câu chuyện đã để lại cho em ấn tượng gì? Trình bày ấn tượng đó. Hết
  2. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,50 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếngViệt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề thuyết minh; có cách diễn đạt 0,50 mới mẻ. Đề 2 Kể lại cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của 6.0 Nguyễn Thành Long. Trình bày ấn tượng về câu chuyện. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, 0,50 Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng luận đề Kể lại cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ với anh thanh 0,50 niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long; trình bày ấn tượng về câu chuyện. c. Triển khai nội dung bài viết Vận dụng tốt thao tác tự sự và lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách song cần đáp ứng các yêu cầu sau: c.1. Nội dung - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích (câu chuyện diễn ra trong cuộc hội ngộ bất ngờ giữa ông họa sĩ và cô kĩ 2,50 sư trẻ với anh thanh niên). - Kể lại diễn biến câu chuyện - Trình bày ấn tượng về câu chuyện 1.00 (Có thể ấn tượng về: một nhân vật; chi tiết; tình huống; ) c.2. Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật 0,50 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,50 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếngViệt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0,50 mới mẻ. TỔNG ĐIỂM : 10.0