Đề kiểm tra bài văn viết số 1, 2, 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Thiện Phước (Có đáp án)

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

            Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kỳ I môn Ngữ văn lớp 11.

   Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của một số tác phẩm đã học từ đầu năm đến thời điểm bài viết số 1 trong chương trình Ngữ văn 11 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt và Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng đọc – hiểu vào việc tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. 

II.HÌNH THỨC:

        - Hình thức kiểm tra: Tự luận.

   - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài văn viết tại lớp, thời gian 45 phút.

doc 29 trang minhlee 16/03/2023 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra bài văn viết số 1, 2, 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Thiện Phước (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_bai_van_viet_so_1_2_3_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra bài văn viết số 1, 2, 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Thiện Phước (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN GV: Huỳnh Thiện Phước ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 2 NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2018 - 2019 Thời gian : Bài làm ở nhà oOo I. MỤC TIÊU Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kỳ I môn Ngữ văn lớp 12. Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của một số tác phẩm đã học từ đầu năm đến thời điểm bài viết số 2 trong chương trình Ngữ văn 12 hoặc những vấn đề xã hội đã học / đã đọc, với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng đọc – hiểu vào việc tạo lập văn bản Nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC 1. Hình thức : Kiểm tra tự luận. 2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài ở nhà. III. THIẾT LẬP MA TRẬN 1. Liệt kê các đơn vị bài học và đề tài : 1.1. Làm văn : - NLXH về hiện tượng đời sống và luyện tâp (2 tiết) 1.2. Đề tài : - Chọn nghề nghiệp - Đạo đức, lối sống của thanh niên - Văn hóa giao tiếp ứng xử - An toàn giao thông - Ô nhiễm môi trường 2. Xây dựng khung ma trận : Mức độ Thông Vận dụng Vận dụng Nhận biết Cộng Chủ đề/Nội dung hiểu thấp cao 1 1 Số câu 1 1 Số điểm 10 10 điểm IV. BIÊN SOẠN ĐỀ Đề: Hiện nay dự luận quan tâm đến vấn đề thiếu trung thực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Là học sinh trong nhà trường, anh/chị hãy viết bài bàn luận về hiện tượng đó. V. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
  2. -Bệnh thành tích có tác hại rất lớn. Nó có thể làm suy đồi nhân cách con người, phá hủy những nền tảng văn hóa tốt đẹp được xây đắp từ lâu. Nó có thể đưa một xã hội, một đất nước tuột dốc không phanh do sự ngộ nhận về mình. Nó dẫn đến xáo trộn các giá trị thật thành giả, giả thành thật. -Giáo dục là quốc sách. Giáo dục đảm nhận sứ mệnh bồi dưỡng nhân tài và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa. Liệu đất nước sẽ đi về đâu khi những người điều hành quản lí lại là những người có năng lực rỗng? -Nếu tiếp tục xảy ra hiện tượng thiếu trung thực trong ngành giáo dục thì sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm giáo dục: chất lượng văn hóa, chất lượng đạo đức, chất lượng trí tuệ đều bị hụt hẫng. -Đây là căn bệnh xã hội có nguy cơ lây nhiễm cao khiến mọi đối tượng từ cá nhân đến các tổ chức xã hội đều có thể mắc, Nó có thể làm mất lòng tin của nhân dân và với bạn bè thế giới. b/ Phân tích nguyên nhân: -Cội nguồn của bệnh này là thói chuộng hư danh, thích phô trương, sẵn sàng nói dối một cách không cần ngượng ngùng. -Chạy theo danh lợi, ăn trên ngồi trước, không làm mà muốn hưởng thụ. -Cũng bắt nguồn từ hiện tượng chạy chức, chạy quyền, dẫn đến chạy điểm, chạy trường. c/ Giải pháp: -Để chửa bệnh thành tích, thực chất là bệnh dối trá, phải đề cao tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”. -Nâng cao công tác kiểm tra để bài trừ thói “làm láo báo cáo thì hay”. Công tác kiểm tra phải giáo cho những người thật sự liêm chính. -Trong nhà trường, học sinh cần khắc phục lối học chay, học vẹt, khuyến khích bộc lộ thẳng thắn ý kiến cá nhân của người học. 3. Bài học nhận thức và hành động. -Trước hết cần xác định đúng đắn mục đích học tập để có đọng cơ học tập đúng: học để có hiểu biết cùng với kĩ năng sống cần thiết làm hành trang bước tới tương lai. -Tự rèn luyện cho mình tính trung thực trong cuộc sống cũng nhưng trong học tập. Từ đó mới cần cù, chăm chỉ, có ý chí và quyết tâm sẵn sàng vượt khó học tập. -Hình thành phương pháp học tập khoa học để nắm vững, vận dụng thành thạo kiến thức. Dũng cảm bày trừ lối học vẹt, từ bỏ lối ghi nhớ máy móc, thái độ thụ động. *Kết bài -Đánh giá chung vấn đề, nêu những điều tâm niệm d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 1,00 Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu e. Sáng tạo 1,00 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề. ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,00 điểm Duyệt của TT GVBM Võ Đức Hồng Nghiệp Huỳnh Thiện Phước
  3. *Đề : Cảm nhận có so sánh hai đoạn thơ sau: “Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngói Thia sông Đáy suối Lê vơi đầy” (Việt Bắc – Tố Hữu) Và đoạn thơ: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” (Sóng – Xuân Quỳnh) V. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm LÀM VĂN 10,0 Cảm nhận hai đoạn thơ “Nhớ gì như nhớ người yêu suối Lê vơi đầy” (Việt Bắc-Tố Hữu) và đoạn “Con sóng dưới lòng sâu ngày 10,00 đêm không ngủ được” (Sóng-Xuân Quỳnh) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 1,00 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề 1,00 Bài văn nghị luận văn học nêu cảm nhận về hai đoạn thơ có phân tích và đối chiếu. c. Triển khai vấn đề Vận dụng tốt các kĩ năng làm văn nghị luận, kết hợp các thao tác lập luận, từ ngữ, câu văn mạch lạc. 6,00 * Mở bài: -Giới thiệu về hai tác phẩm, hai đoạn thơ * Thân bài Tác giả, tác phẩm -Xuân Quỳnh -Tố Hữu Cảm nhận về hai đoạn thơ -Bốn câu thơ bài Việt Bắc +Nỗi niềm hoài niệm, nhớ thương tuôn chảy về không gian nghĩa tình găn bó giữa cán bộ và nhân dân Việt Bắc. Bức tranh thơ lãng mạn, hài hòa giữa cảnh và người. +Những địa danh đã từng gắn bó máu thịt “suối Lê”, “ngòi thia, sông Đáy” gợi tình cảm bâng khuâng da diết. -Sáu câu thơ của Xuân Quỳnh +Hình ảnh ẩn dụ: sóng dưới lòng sâu, trên mặt nước, nhân hóa: sóng nhớ bờ, không ngủ được. +Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ da diết: “cả trong mơ còn thức”. -Nhận xét, đối chiếu giữa hai đoạn thơ
  4. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN GV: Huỳnh Thiện Phước ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 5 - NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2018 - 2019 Thời gian làm bài : 90 phút oOo I. MỤC TIÊU Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kỳ II môn Ngữ văn lớp 12. Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của một số tác phẩm đã học từ HK I đến bài viết số 5 trong chương trình Ngữ văn 12 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt và Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng đọc – hiểu vào việc tạo lập văn bản Nghị luận văn học của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC 1. Hình thức : Kiểm tra tự luận. 2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài tại lớp. III. THIẾT LẬP MA TRẬN 1. Liệt kê các đơn vị bài học : 1.1. Phần Văn học : - Vợ nhặt (2 tiết) - Vợ chồng A Phủ (2 tiết) - Rừng xà nu (2 tiết) -Những đứa con trong gia đình, 1.2. Làm văn : Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (2 tiết) 2. Xây dựng khung ma trận : Mức độ Thông Vận dụng Vận dụng Nhận biết Cộng Chủ đề/Nội dung hiểu thấp cao Phân tích giá trị hiện thực và 1 1 giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài. Số câu 1 1 Số điểm 10 10 điểm IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Đề: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
  5. cảm, hiếu thảo, quý tự do và A Phủ giỏi giang, dũng cảm, thật thà Những vẻ đẹp ấy vẫn cứ tiềm tàng trong họ dù cha con thống lí Pá Tra cố tình vùi dập. * Kết thúc có hậu, mở ra con đường cách mạng. Cuối cùng, bản tính nhân hậu đã bừng dậy trong lòng Mị khiến cô can đảm cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cuộc đời mình để trở về với tự do, để được sống, được làm người. c. Nghệ thuật - Xây dựng nhân vật thật đặc sắc, A Phủ miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu qua khắc hoạ tâm tư - Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt, giới thiệu nhân vật tự nhiên, bất ngờ, kể chuyện ngắn gọn, hấp dẫn. - Miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi tài tình. - Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ. * Kết bài -Vợ chồng A Phủ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu nặng ,tình cảm trân trọng và niềm tin mãnh liệt của nhà văn vào sự đổi đời của nhân dân Tây Bắc khi gặp ánh sáng Cách mạng. -Vợ chồng A Phủ là một đóng góp đáng nâng niu, gìn giữ của Tô Hoài đối với nền văn học Việt Nam giàu truyền thống nhân đạo. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 1,00 Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu e. Sáng tạo 1,00 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề. ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,00 điểm Duyệt của TT GVBM Võ Đức Hồng Nghiệp Huỳnh Thiện Phước ///
  6. IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA *Đề: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (“Vợ nhặt”-Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (“Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu). V. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm LÀM VĂN 10,0 *Đề: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (“Vợ nhặt” –Kim Lân) và người đàn bà hàng 10,00 chài (“Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu). a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 1,00 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề 1,00 Bài văn nghị luận văn học nêu cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người phụ nữ trong hai tác phẩm: Vợ nhặt-Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu. c. Triển khai vấn đề Vận dụng tốt các kĩ năng làm văn nghị luận, kết hợp các thao tác 6,00 lập luận, từ ngữ, câu văn mạch lạc. * Mở bài: Vẻ đẹp người phụ nữ là một trong những đề tài quen thuộc của văn học Việt Nam. Trong văn học giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX, vẻ đẹp người phụ nữ được thể hiện qua nhiều nhân vật. Trong đó, có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. * Thân bài a/Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm: -Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thông và cuộc sống người dân quê, có sở trường về truyện ngắn. “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống nhặt vợ độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người. -Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời kì đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa viết về gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ. b/ Phân tích nét đẹp nhân vật: *Người vợ nhặt: - Lai lịch: Là cô gái không tên, không gia đình, quê hương, bị cái đói đẩy ra lề đường. có số phận nhỏ nhoi, đáng thương. - Tính cách và vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu: +Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt. +Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là người biết ứng xử, ý tứ. +Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan. *Người đàn bà hàng chài: -Lai lịch: cũng là một người phụ nữ không tên, kiếm sống bằng nghề kéo lưới trên biển, thường xuyên bị bạo lực gia đình bởi