Đề kiểm tra Bài 22 môn Vật lí Lớp 8 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

Câu 1: Chỉ ra phát biểu sai về sự truyền nhiệt.

  A. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn gọi là dẫn nhiệt.

  B. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất lỏng gọi là đối lưu.

  C. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất khí gọi là dẫn nhiệt.

  D. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chân không gọi là bức xạ nhiệt.

doc 2 trang minhlee 10/03/2023 6080
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Bài 22 môn Vật lí Lớp 8 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_bai_22_mon_vat_li_lop_8_truong_thcs_thpt_my_hoa.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Bài 22 môn Vật lí Lớp 8 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. LỚP: 8A BÀI TẬP HỌ VÀ TÊN: ĐIỂM LỜI PHÊ ĐỀ I/ Phần 1: TRẮC NGHIỆM (5,5 điểm) Câu 1: Chỉ ra phát biểu sai về sự truyền nhiệt. A. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn gọi là dẫn nhiệt. B. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất lỏng gọi là đối lưu. C. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất khí gọi là dẫn nhiệt. D. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chân không gọi là bức xạ nhiệt. Câu 2: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không là gì? A. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: bức xạ nhiệt; Chân không: đối lưu. B. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: dẫn nhiệt; Chân không: bức xạ nhiệt. C. Chất rắn: bức xạ nhiệt; Chất lỏng: dẫn nhiệt; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt. D. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt. Câu 3: Vì lí do gì mà khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn? Chọn phương án trả lời đúng. A. Vì nhôm mỏng hơn. B. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn. C. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn. D. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn. Câu 4: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra ở: A.Chỉ ở chất rắn. B.Chỉ ở chất lỏng và chất rắn. C.Chỉ ở chất khí. D.Ở cả chất khí, chất lỏng, chất rắn. Câu 5: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau đây, cách nào là đúng? A. Đồng, nước, thủy ngân, không khí. B.Thủy ngân, đồng, nước, không khí. C. Đồng, thủy ngân, nước, không khí. D. Không khí, nước, thủy ngân, đồng. Câu 6: Một bàn gỗ và một bàn nhôm cùng một nhiệt độ. Khi ta sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Giải thích tại sao? A. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta bị mất nhiệt năng nhiều hơn khi ta sờ bàn gỗ. B. Tay ta làm nhiệt độ mặt bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ mặt bàn gỗ tăng lên. C. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ. D. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn, nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn. Câu 7: Sự dẫn nhiệt không thể xảy ra đối với môi trường là: A. chân không B. chất rắn C. chất lỏng D. chất khí Câu 8: Để giữa các thức ăn được tươi, người ta để vào một thùng xốp nhựa mà không dùng thùng kim loại và có lẫn các cục nước đá là vì: A. Thùng làm bằng xốp nhựa có khả năng dẫn nhiệt kém. B. Thùng làm bằng xốp nhựa có khả năng hút nhiệt. C. Thùng làm bằng xốp nhựa sẽ làm lạnh thức ăn. D. Thùng làm bằng xốp nhựa sẽ toả nhiệt ra bên ngoài nhanh hơn. Câu 9: Chọn câu sai: A. Người ta thường dùng kim loại làm vật liệu cách nhiệt. B. Mặc dù thủy ngân ta thấy nó ở dạng lỏng nhưng dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh. C. Thông thường, chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn chất khí. D. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất Câu 10: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cốc sẽ bị nứt? A. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dày. B. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh trong đó đã để sẵn một thìa bằng bạc (hoặc nhôm). C. Rót nước sôi đột ngột vào một cốc bằng nhôm. D. Rót nước sôi từ từ vào cốc thủy tinh có thành mỏng.