Đề kiểm tra Bài 19 môn Vật lí Lớp 8 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

Câu 1: Hiện tượng khuếch tán có thể xảy ra trong trường hợp nào?

A/ Bụi bay trong không khí.                    B/ Mùi thơm tỏa ra khi mở nút lọ đựng nước hoa 

           C/ Trộn bê tông để xây dựng nhà.            D/ Dùng bông gòn để thấm nước

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về cấu tạo chất là đúng?

A/ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.

 B/ Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động.

C/ Phân tử là hạt chất nhỏ nhất.     

D/ Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách.

doc 2 trang minhlee 10/03/2023 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Bài 19 môn Vật lí Lớp 8 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_bai_19_mon_vat_li_lop_8_truong_thcs_thpt_my_hoa.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Bài 19 môn Vật lí Lớp 8 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. LỚP: 8A BÀI TẬP HỌ VÀ TÊN: ĐIỂM LỜI PHÊ ĐỀ I/ Phần 1: TRẮC NGHIỆM (4,5 điểm) Câu 1: Hiện tượng khuếch tán có thể xảy ra trong trường hợp nào? A/ Bụi bay trong không khí. B/ Mùi thơm tỏa ra khi mở nút lọ đựng nước hoa C/ Trộn bê tông để xây dựng nhà. D/ Dùng bông gòn để thấm nước Câu 2: Phát biểu nào sau đây về cấu tạo chất là đúng? A/ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt. B/ Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động. C/ Phân tử là hạt chất nhỏ nhất. D/ Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách. Câu 3: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? A/ Khối lượng của vật. B/ Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. C/ Trọng lượng của vật. D/ Nhiệt độ của vật. Câu 4: Khi nhiệt độ của vật tăng lên thì đại lượng nào sau đây của vật không thay đổi? A/ Động năng các phân tử. B/ Thể tích của vật. C/ Khối lượng của vật. D/ Khối lượng riêng của vật. Câu 5: Chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật được gọi là chuyển động nhiệt bởi vì: A/ Vật có nhiệt lượng càng nhiều thì các hạt chuyển động càng mạnh mẽ. B/ Phải nung nóng vật thì các hạt mới chuyển động. C/ Chuyển động của các phân tử, nguyên tử liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ của vật. D/ Chuyển động này là đối tượng nghiên cứu của Nhiệt học Câu 6: Tại sao xăm xe đạp còn tốt đã bơm căng, để lâu ngày vẫn bị xẹp? A/ Vì lúc bơm căng , không khí vào xăm xe còn nóng, sau một thời gian không khí nguội đi và co lại làm cho xăm xe bị xẹp. B/ Vì giữa các phân tử của chất làm xăm xe có khoảng cách nên không khí có thể thoát qua đó ra ngoài. C/ Vì xăm xe làm bằng cao su nên tự nó co lại. D/ Vì không khí trong xăm xe tự thu nhỏ thể tích của nó. Câu 7: Trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V 1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2. Kết luận nào sau đây là đúng? A/ Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước ) là m = m1 + m2 B/ Thể tích hỗn hợp ( rượu + nước ) là V = V1 + V2. C/ Thể tích hỗn hợp ( rượu + nước ) là V > V1 + V2. D/ Khối lượng hỗn hợp ( rượu + nước ) là m < m1 + m2 Câu 8: Đổ 100 cm3 rượu vào 100 cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây? A/ Nhỏ hơn 200cm3 B/ bằng 100 cm3 C/ bằng 200 cm3 D/ Lớn hơn 200 cm3 Câu 9: Đổ 100 ml nước vào 200 ml cồn ta thu được một hỗn hợp là: A/ Bằng 300 ml B/ Nhỏ hơn 300 ml C/ Lớn hơn 300 ml D/ Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 300 ml