Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 11

Câu 1. Sinh trưởng của thực vật là quá trình

A. lúc tăng lúc giảm kích thước và khối lượng cây, như ở cây cỏ ba lá: sáng lá lớn lên, tối nhỏ lại.

B. tăng kích thước hoặc khối lượng của cây hoặc bộ phận của cây  do tăng kích thước hay số lượng tế bào.

C. tăng không giảm  kích thước của cây  hoặc bộ phận của cây  do tăng kích thước  tế bào.

D. tăng không giảm  khối lượng của cây  hoặc bộ phận của cây  do tăng khối lượng  tế bào.

docx 6 trang minhlee 14/03/2023 1460
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_11.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 11

  1. I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Sinh trưởng của thực vật là quá trình A. lúc tăng lúc giảm kích thước và khối lượng cây, như ở cây cỏ ba lá: sáng lá lớn lên, tối nhỏ lại. B. tăng kích thước hoặc khối lượng của cây hoặc bộ phận của cây do tăng kích thước hay số lượng tế bào. C. tăng không giảm kích thước của cây hoặc bộ phận của cây do tăng kích thước tế bào. D. tăng không giảm khối lượng của cây hoặc bộ phận của cây do tăng khối lượng tế bào. Câu 2. Mô phân sinh là: A. loại mô có khả năng phân chia thành các mô trong cơ thể B. nhóm tế bào sơ khai trong cơ quan sinh dục C. nhóm tế bào ở đỉnh thân và đỉnh rễ D. nhóm tế bào chưa phân hoá duy trì được khả năng nguyên phân Câu 3. Thư tự các loại mô phân sinh tính từ ngọn đến rễ cây 2 lá mầm là: A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên → mô phân sinh bên D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ Câu 4. Bản chất của florigen là A. hoocmon kích thích sự ra hoa B. hợp chất hóa học có vai trò quan trọng trong sinh trưởng của cây C. hợp chất hóa học có vai trò quan trọng trong phát triển của cây D. hợp chất hóa học có vai trò quan trọng trong sinh trưởng và phát triển của cây Câu 5: Quang chu kì là gì? a. Là thời gian chiếu sáng trong cả chu tình sống của cây. b. Là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến sự ra hoa của cây. c. Là thời gian chiếu sáng cảu môi trường vào cây trong giai đoạn sinh trưởng. d. Là năng lượng môi trường cung cấp cho một cơ thể thực vật trong suốt một chu kì sống của nó. Câu 6: Cây trung tính có đặc điểm nào sau đây? a. Ra hoa trong điều kiện ngày dài. b. Ra hoa trong điều kiện ngày ngắn c. Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12h/ngày. d. Ra hoa trong điều kiện ngày ngắn và ngày dài. Câu 7. Gibêrelin có vai trò A. làm tăng số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân B. làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân C. làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân D. làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân Câu 8. Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở A. đỉnh của thân và cành B. lá, rễ
  2. Câu 18: Các cây trung tính là cây; A/ Thanh long, cà tím, cà phê ngô, huớng dương. B/ Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường. C/ Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương. D/ Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía. Câu 19: Cây cà chua đến tuổi lá thứ mấy thì ra hoa? A/ Lá thứ 14. B/ Lá thứ 15. C/ Lá thứ 12. D/ Lá thứ 13. Câu 20: Phitôcrôm có những dạng nào? A/ Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (P đ)có bước sóng 660mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx)có bước sóng 730mm. B/ Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (P đ)có bước sóng 730mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx)có bước sóng 660mm. C/ Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ)có bước sóng 630mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx)có bước sóng 760mm. D/ Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (P đ)có bước sóng 560mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx)có bước sóng 630mm. Câu 21. Theo quan niệm hiện nay, pha sinh dưỡng và pha sinh sản phân cách nhau bởi mốc chính là: A. Cây trưởng thành hết cỡ. B. Cây ra hoa. C. Cây thụ phấn. D. Cây tạo quả. Câu 22. Đặc điểm chung của cây hai lá mầm là: A. Lá trưởng thành có gân song song. B. Lá trưởng thành có gân mạng lưới. C. Phôi bào có 1 lá mầm. D. Bó mạch nằm rải rác. Câu 23. Chất nào sau đây là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kỳ của thực vật? A. Florigen. B. Carôtenoit. C. Phitocrom. D. Diệp lục Câu 24. Nhóm thực vật nào sau đây là các cây ngày dài? A. Thanh long, cà rốt, dâu tây. B. Cà chua, sen cạn, mía. C. Thanh long, cà phê, cà rốt. D. Hướng dương, cà tím, cà phê. Câu 25. Cây ngày ngắn có đặc điểm nào sau đây? A. Ra hoa vào mùa hè. B. Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ. C. Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ. D. Ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn. Câu 26. Loại hoocmon nào sau đây thúc đẩy quá trình chín của quả? A. Axit abxixic. B. Xitokinin. C. Etylen. D. Auxin. Câu 27. Auxin được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu sử dụng auxin nhân tạo để phun lên rau, củ thì sẽ gây độc cho cơ thể con người. Nguyên nhân là vì A. Auxin nhân tạo làm gia tăng vi sinh vật gây bệnh. B. Auxin nhân tạo không có enzym phân giải.
  3. Câu 39: Người ta sử dụng Gibêrelin để: a/ Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt. b/ Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo quả không hạt. c/ Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt. d/ / Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt. Câu 40: Axit abxixic (ABA)có vai trò chủ yếu là: a/ Kìm hãm sự sinh trưởng của cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở. b/ Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng. c/ Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng. d/ Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở. Câu 41: Hoocmôn thực vật Là: a/ Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây. b/ Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây. c/ Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây. d/ Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây. Câu 42: Xitôkilin có vai trò: a/ Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm tăng sự hoá già của tế bào. b/ Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm chậm sự hoá già của tế bào. c/ Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hoá già của tế bào. d/ Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển chồi bên, làm chậm sự hoá già của tế bào. Câu 43: Tương quan giữa GA/AAB điều tiết sinh lý của hạt như thế nào? a/ Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau. b/ Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị lớn hơn GA. c/ Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, giảm xuống rất mạnh; còn AAB đạt trị số cực đại. d/ Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại còn AAB giảm xuống rất mạnh. Câu 44: Auxin có vai trò: a/ Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra hoa. b/ Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra lá. c/ Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra rễ phụ.