Chương trình hỗ trợ học sinh ôn bài tại nhà môn Tiếng Việt Lớp 2 trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 đợt 2 - Trường TH A Phú Mỹ

Câu 1. Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào?

   a. Học rất giỏi 

    b. Học rất lười biếng, làm việc gì cũng mau chán.

   c. Rất chăm học

Câu 2. Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?

   a. Bà cụ đang nấu cơm dưới bếp

   b. Bà cụ đang đi chợ 

   c. Bà cụ đang mài thỏi sắt vào tảng đá ven đường.

docx 37 trang minhlee 08/03/2023 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình hỗ trợ học sinh ôn bài tại nhà môn Tiếng Việt Lớp 2 trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 đợt 2 - Trường TH A Phú Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxchuong_trinh_ho_tro_hoc_sinh_on_bai_tai_nha_mon_tieng_viet_l.docx

Nội dung text: Chương trình hỗ trợ học sinh ôn bài tại nhà môn Tiếng Việt Lớp 2 trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 đợt 2 - Trường TH A Phú Mỹ

  1. chết. Quạ trúng kế, sà xuống toan rỉa thịt Mèo. Mèo nhảy xổ lên vồ. Quạ van lạy, xin trả lại ngọc. 6. Lần này, Chó và Mèo mang ngọc về được nhà. Chàng trai vô cùng mừng rỡ, càng thêm yêu quý hai con vật thông minh, tình nghĩa. Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI Dựa vào nội dung bài Tìm ngọc khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu: Câu 1. Do đâu chàng trai có viên ngọc quý? a. Chàng trai bỏ tiền ra mua lại của mấy đứa trẻ ven đường b. Chàng trai mò ốc dưới sông và nhặt được nó. c. Chàng trai cứu con rắn là con của Long Vương, Long Vương tặng chàng viên ngọc. Câu 2 . Ai đã đánh tráo viên ngọc của chàng trai? a. Cá và Quạ b. Người thợ kim hoàn c. Chó và Mèo Câu 3: Ở nhà người thợ kim hoàn, Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại viên ngọc? a. Mèo bắt chuột đi tìm ngọc b. Mèo giả chết để quạ sà xuống rỉa. c. Chó cướp ngọc từ tay người thợ. Câu 4: Qua câu chuyện này, em thấy Chó và Mèo là những con vật như thế nào? ĐỀ 18: Em hãy đọc bài : Quà của bố Bố đi câu về, không một lần nào là chúng tôi không có quà. Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo. Hoa sen đỏ, nhị sen vàng tỏa hương thơm lừng. Những con cá sộp, cá chuối quẫy tóe nước, mắt thao láo Bố đi cắt tóc về, cũng không lần nào chúng tôi không có quà. Mở hòm dụng cụ ra là cả một thế giới mặt đất: con xập xành, con muỗm to xù, mốc thếch, ngó ngoáy. Hấp dẫn nhất là những con dế lạo xạo trong các vỏ bao diêm: toàn dế đực, cánh xoăn, gáy vang nhà và chọi nhau phải biết. Quà của bố làm anh em tôi giàu quá! (theo DUY KHÁN)
  2. Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới. NGUYỄN KIÊN Dựa vào nội dung bài Mùa xuân đến khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu: Câu 1. Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến? a. Hoa mận vừa tàn b. Hoa cúc chớm nở c. Gió thu se lạnh Câu 2: Những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến như thế nào? a. Bầu trời ngày càng thêm xanh. b. Nắng vàng ngày càng rực rỡ, vườn cây đâm cồi nảy lộc. c. Bầu trời càng thêm xanh, nắng vàng rực rỡ, vườn cây đâm chồi nảy lộc, ra hoa. Câu 3: Kể tên các loài hoa được nhắc đến trong bài? a. Hoa nhãn, hoa cau, hoa sen. b. Hoa nhãn, hoa cau, hoa bưởi. c. Hoa nhãn, hoa cau, hoa hồng. Câu 4. Những từ ngữ giúp miêu tả hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân? a. Nồng nàn, ngọt, thoảng qua. b. Nồng nàn, ngọt, thơm lừng. c. Nồng nàn, ngào ngạt, thoảng qua. Câu 5. Những từ ngữ tả vẻ đẹp riêng của mỗi loài chim? a. Nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm. b. Nhanh nhẹn, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm. c. Nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, suy tư. Câu 6. Qua bài này, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? ĐỀ 20: Em hãy đọc bài : Lá thư nhầm địa chỉ Mai giúp mẹ treo tranh Tết, chợt nghe tiếng bác đưa thư: - Nhà 58 có thư nhé! Cầm phong thư trên tay, Mai ngạc nhiên: - Mẹ ơi, nhà mình có ai tên là Tường không nhỉ?
  3. Bài 2: Chính tả ( nghe viết): Làm việc thật là vui ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé) Như mọi vật, mọi người, bé cũng làm việc. Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn luôn bận rộn, mà lúc nào cũng vui. Bài 3: Chính tả ( nghe viết): Gọi bạn ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé) Một năm, trời hạn hán Suối cạn, cỏ héo khô Lấy gì nuôi đôi bạn Chờ mưa đến bao giờ? Bê Vàng đi tìm cỏ Lang thang quên đường về Dê Trắng thương bạn quá Chạy khắp nẻo tìm Bê Đến bây giờ Dê Trắng Vẫn gọi hoài: “Bê! Bê!” Bài 4: Chính tả ( nghe viết): Trên chiếc bè ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé) Tôi và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ. Chúng tôi ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường. Ngày kia, đến một bờ sông, chúng tôi ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng. Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Bài 5: Chính tả ( nghe viết): Cái trống trường em ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé) Cái trống trường em Mùa hè cũng nghỉ Suốt ba tháng liền Trống nằm ngẫm nghĩ. Bài 6: Chính tả ( nghe viết): Ngôi trường mới ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)
  4. Bài 11: Chính tả ( Tập chép): Bà cháu ( HS nhìn bài và chép vào vở) Hai anh em cùng nói: “Chúng cháu chỉ cần bà sống lại.” Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất. Bà hiện ra, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng. Bài 12: Chính tả (Tập chép): Mẹ (HS nhìn bài và chép vào vở ) Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Bài 13: Chính tả ( nghe viết): Sự tích cây vú sữa ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé) Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Bài 14: Chính tả ( nghe viết): Bông hoa Niềm Vui ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé) - Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ! Một bông cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo. Bài 15: Chính tả ( nghe viết): Quà của bố( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé) Bố đi câu về, không một lần nào là chúng tôi không có quà. Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo. Hoa sen đỏ, nhị sen vàng tỏa hương thơm lừng. Những con cá sộp, cá chuỗi quẫy tóe nước, mắt thao láo Bài 16: Chính tả ( nghe viết): Tiếng võng kêu ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé) Kẽo cà kẽo kẹt Bé Giang ngủ rồi Tóc bay phơ phất Vương vương nụ cười. Trong giấc mơ em
  5. *BÀI TẬP Câu 1: Điền vào chỗ trống c hay k? a. c hay k: con á, con iến, cây ầu, dòng ênh b. l hay n: o sợ, hoa an, ăn o, thuyền .an c. nghỉ hay nghĩ: . học, lo , ngẫm , .ngơi Câu 2: Điền vào chỗ trống s hay x? a. Cây oài, áo trúc, cây .ung, cây .oan b. ếp hàng, dòng .uối, cây .ương rồng c.Xinh ắn, giọt ương, sản uất Câu 3: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống? a. ( xấu, sấu) : cây , chữ b. ( sẻ, xẻ ) : san , .gỗ c. ( căn, căng) : kiêu ., .dặn Câu 4:Điền vào chỗ trống tr hay ch? Cuộn .òn ân thật chậm .ễ Câu 5: Điền vào chỗ trống iê hay yê ? Câu chu n n lặng v n gạch lu n tập. Câu 6 : Điền vào chỗ trống? l hay n i hay iê ăt hay ăc ên người mải m t chuột nh . .ên bảng hiểu b t nh nhở ấm .o ch m sẻ thắc m . o lắng đ m mười đ tên Câu 7 : Tìm 5 từ có vần ai và 5 từ có vần ay?
  6. Câu 14: Điền vào chỗ trống en hay eng ? Đêm hội, ngoài đường người và xe ch chúc. Chuông xe xích lô l k , còi ô tô inh ỏi. Vì sợ lỡ h với bạn, Hùng cố l qua dòng người đang đổ về sân vận động. Câu 15: Ghi trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? dạy bao - cơn bao mạnh me – sứt me lặng le - số le áo vai – vương vai Câu 16: Điền vào chỗ trống g hay gh ? - Lên thác xuống ềnh - Con à cục tác lá chanh. - ạo trắng nước trong - i lòng tạc dạ Câu 17: Điền vào chỗ trống at hay ac ? bãi c , c con, lười nh , nhút nh . Câu 18: Điền vào chỗ trống iê, yê/ ya? Đêm đã khu . Bốn bề y tĩnh. Ve đã lặng y vì mệt và gió cũng thôi trò chu n cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra t ng võng kẽo kẹt, t ng mẹ ru con. Câu 19: Điền vào chỗ trống ng hay ngh? .ười cha, con é, suy ĩ, on miệng Câu 20: Điền vào chỗ trống tr hay ch ? con ai, cái ai, ồng cây, ồng bát Cô giáo dặn dò: Bố mẹ cho các em viết vào vở Tiếng Việt (TC), các em viết chữ cẩn thận, nắn nót nhé.
  7. A. Ai thế nào? B. Ai làm gì? C. Ai là gì? Câu 8: : Câu “Ông ngoại là người kể chuyện cổ tích cho em nghe.” Là mẫu câu: A. Ai thế nào? B. Ai là gì ? C. Ai làm gì ? Câu 9: Câu > là mẫu câu: A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 10: Câu “ Màu lông của chú mèo tam thể tuyệt đẹp . ” được cấu tạo theo mẫu : a. Ai thế nào? b. Ai làm gì? c. Ai là gì? Câu 11: Câu “Bé cùng Cún học bài, chơi bóng, chạy xa.” thuộc kiểu câu nào đã học? A. Ai thế nào? B. Ai làm gì? C. Ai là gì? Câu 12: Câu nào sau đây thuộc kiểu câu Ai làm gì? a. Mẹ em là thợ may. b. Mẹ em là người may chiếc áo này. c. Mẹ may cho em chiếc áo này. Câu 13: Câu nào thuộc kiểu câu Ai là gì? a. Bạn Việt đang vẽ một bông hoa . b. Bạn Việt là người vẽ giỏi. c. Bạn Việt vẽ rất đẹp. Câu 14: Câu “ Hoa đưa võng ru em ngủ” được viết theo mẫu câu: a. Ai làm gì? b.Ai là gì? c.Ai thế nào? Câu 15: Bộ phận in đậm trong câu “ Nói rồi, Thu chạy đi lấy cái cốc đã gieo hạt.”. trả lời cho câu hỏi nào ?. A - Ai, là gì ? B - Ai, làm gì ?
  8. II/ Tự luân: Câu 21 : Em hãy viết 1 câu kiểu Ai thế nào? để nói về hình dáng của cô giáo. Câu 22: Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về tính tình của một người bạn. Câu 23: Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để chỉ màu sắc của một đồ vật. Câu 24: Em hãy đặt một câu theo mẫu Ai làm gì? Để nói về mẹ em. Câu 25: Em hãy đặt 1 câu theo mẫu Ai là gì chỉ về một loài vật? Câu 26 : Điền dấu chấm (.) hay dấu chấm hỏi (?) vào chỗ thích hợp: Tối nay, Hà có đi xem văn nghệ không Nếu bạn đi thì ghé qua nhà chở mình với nghe Câu 27: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Cuối cùng, tôi nộp bài cho cô. Câu 28 : Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Học sinh dồn cả về phía sân trường. Câu 29: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Mai chăm ngoan và học giỏi. Câu 30: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: - Cổng trường rung lên rồi rộng mở. Câu 31 : Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới: - Chó và Mèo là những con vật thông minh, tình nghĩa. Câu 32 : Tìm 1 từ trái nghĩa với từ “ ốm yếu ” và đặt câu với từ vừa tìm được Câu 33: Tìm 1 từ trái nghĩa với từ “ trắng ” và đặt câu với từ vừa tìm được Câu 34: Điền những từ còn thiếu vào chỗ trống Em trai của mẹ em gọi là Em gái của bố em gọi là
  9. Đề 2: Dưới đây là 4 câu trong truyện Kiến và Chim Gáy. Em hãy sắp xếp lại các câu ấy cho đúng thứ tự: a) Chim Gáy đậu trên cây, thấy Kiến bị nạn, vội bay đi gắp một cành khô thả xuống dòng suối để cứu. b) Một hôm, Kiến khát quá bèn bò xuống suối uống nước. c) Kiến bám vào cành cây thoát chết. d) Chẳng may trượt ngã, Kiến bị dòng nước cuốn đi. Đề 3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5câu) kể về cô giáo cũ của em . Dựa vào các gợi ý sau * Gợi ý: a) Cô giáo lớp 1 của em tên là gì? b) Tình cảm của cô đối với học sinh như thế nào? c) Em nhớ nhất điều gì ở cô? d) Tình cảm của em đối với cô giáo như thế nào? Đề 4: Em hãy viết đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu) kể về ông, bà hoặc một người thân của em. Gợi ý: a) Ông, bà ( hoặc người thân ) của em bao nhiêu tuổi? b) Ông ,bà ( hoặc người thân ) của em làm nghề gì ? c) Ông ,bà ( hoặc người thân ) của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào? d) Tình cảm của em đối với ông, bà ( hoặc người thân ) của em ra sao? Đề 5 : Được tin quê em bị bão, bố mẹ em về thăm ông bà. Em hãy viết một bức thư ngắn ( giống như bưu thiếp) thăm hỏi ông bà. Đề 6 : Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ (3 –5 câu ) kể về gia đình của em. Gợi ý: a) Gia đình em gồm mấy người ? Đó là những ai ? b) Kể về từng người trong gia đình.
  10. d) Học sinh thường làm gì vào dịp nghỉ hè? Em có thích mùa hè không? Vì sao?