Câu hỏi trắc nghiệm Bài 16 đến 20 môn Lịch sử Lớp 9

Câu 1: Ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho tờ báo

A. Thanh niên.                               

B. Đời sống công nhân.                   

C. Người cùng khổ.                         

D. Nhân đạo.

Câu 2: Từ năm 1920 đến năm 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở các nước:

A. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc

B. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.     

C. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc.

D. Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. 

doc 9 trang minhlee 10/03/2023 2080
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Bài 16 đến 20 môn Lịch sử Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_bai_16_den_20_mon_lich_su_lop_9.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Bài 16 đến 20 môn Lịch sử Lớp 9

  1. BÀI TẬP SỐ 1 Bài 16 : HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI NHỮNG NĂM 1919- 1925. * Nhận biết: Câu 1: Ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho tờ báo A. Thanh niên. B. Đời sống công nhân. C. Người cùng khổ. D. Nhân đạo. Câu 2: Từ năm 1920 đến năm 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở các nước: A. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc B. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. C. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc. D. Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. Câu 3: Viêc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn được đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Đưa yêu sách đến hội nghị Véc-xai. B. Tiếp cận Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa C. Khi người viết bài và làm chủ nhiệm báo Người cùng khổ. D. Khi người dự Đại hội lần V Quốc tế cộng sản. * Thông hiểu: Câu 1: Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên nhằm mục đích A. truyến bá chủ nghĩa Mác - Lênin đến công nhân. B. rèn luyện tính kỉ luật cho hội viên. C. hội viên sống gần gũi với quần chúng. D. xây dựng phong trào cách mạng ở tận cơ sở. Câu 2: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái quốc: từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản ? A. Gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc-xay. B. Đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. C. Khi người dự Đại hội lần V Quốc tế cộng sản. D. Gia nhập Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Câu 3: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925 có tác dụng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam ? A. Quá trình thực hiện chủ trương “ Vô sản hóa”. B. Chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Quá trình thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. D. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam.
  2. Câu 2: Sự phân hóa của Tân Việt cách mạng đảng đã dẫn đến thành lập tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam năm 1929? A. Đông Dương Cộng sản đảng. B. An Nam Cộng sản đảng. C. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 3: Năm 1929, chi bộ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam ra đời ở A. Sài Gòn. B. Huế. C. Hải Phòng. D. Hà Nội. * Thông hiểu: Câu 1: Tân Việt Cách mạng Đảng bị phân hóa theo hai xu hướng: tư sản và vô sản vì: A. chịu sự ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. tác động của tư tưởng dân chủ tư sản đang du nhập vào Việt Nam. C. giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh. D. sự phát triển mạnh của giai cấp tư sản. Câu 2: Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929 những người cách mạng Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập cho dân tộc ? A. Do phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh. B. Do phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công - nông theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh. C. Sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ và hoạt động của Tân Việt Cách mạng đảng. D. Sự phát triển mạnh của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng đảng. Câu 3: Việc thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam có ý nghĩa như thế nào ? A. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam. B. Chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công nhân và tư sản ở Việt Nam. C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Mở ra thời kì phát triển mạnh mẽ của cách mạng Việt Nam. * Vận dụng thấp: Câu 1: Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929 đã bộc lộ hạn chế nào lớn nhất ? A. Nội bộ những người cộng sản ở Việt Nam chia rẽ mất đoàn kết, ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam. B. Phong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ tụt lùi. C. Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển chậm lại. D. Kẻ thù lợi dụng để đán áp cách mạng. Câu 2: Sự thay đổi lớn nhất của Tân Việt Cách mạng đảng trong năm 1929 là
  3. Câu 3: Tháng 10/1930, Đảng cộng sản Việt Nam đổi tên thành A. Đảng cộng sản Đông Dương. B. Đảng lao động Việt Nam C. Đông Dương cộng sản Đảng. D. Đông Dương cộng sản liên đoàn. * Thông hiểu: Câu 1: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930) được thể hiện như thế nào ? A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Soạn thảo cương lĩnh Chính trị đầu tiên để hội nghị thông qua và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam. C. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam. D. Soạn thảo Luận cương chính trị và thống nhất các tổ chức cộng sản. Câu 2: Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường cách mạng Việt Nam trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là A. làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. B. thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất cho triệt để. C. tịch thu hết sản nghiệp của đế quốc. D. đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa, sau đó làm cách mạng dân tộc. Câu 3: Sắp xếp các sự kiện cho phù hợp theo trình tự thời gian về sự thành lập các tổ chức cộng sản giai đoạn 1929-1930: 1. An Nam cộng sản Đảng 2. Đảng cộng sản Việt Nam 3. Đông Dương cộng sản Đảng 4. Đông Dương cộng sản liên đoàn A. 1,2,3,4 B. 3,1,4,2 C. 2,3,4,1 D. 3,2,1,4 * Vận dụng thấp: Câu 1: Nội dung cơ bản nhất của Hội nghị thành lập Đảng năm 1930 là A. thông qua Luận cương chính trị của Đảng B. Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng và chỉ định ban chấp hành Trung ương lâm thời. C. Bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời. D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 2: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa A. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào dân tộc, dân chủ. B. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân. C. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. D. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.
  4. C. Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp D. Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp Câu 2. Vì sao chính quyền cách mạng ở Nghệ - Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết ? A. Chính quyền đầu tiên của công nông. B. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo. C. Hình thức của chính quyền theo kiểu Xô viết (Nga). D. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới Câu 3. Hãy điền cụm từ còn thiếu vào ô trống ở đoạn văn sau: “Tuy mới thành lập ở một số xã, thời gian tồn tại chỉ được 4-5 tháng nhưng đã tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân". A. Phong trào cách mạng 1930-1931. B. Xô viết Nghệ Tĩnh. C. Phong trào công nông 1930-1931. D. Chính quyền Xô viết. * Vận dụng Câu 1: Qua thực tế lãnh đạo phong trào cách mạng (1930-1931) Đảng ta đã trưởng thành nhanh chóng. Do đó, tháng 4/1931 Đảng ta được quốc tế cộng sản công nhận: A. Là một chi bộ của quốc tế cộng sản B. Là một đảng trong sạch vững mạnh C. Là một đảng đủ khả năng lãnh đạo cách mạng D. Là một đảng của giai cấp công nhân Việt Nam Câu 2: Nhận xét nào dưới đây khẳng định năm 1930 Nghệ - Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất ? A. Nơi bị thực dân Pháp khủng bố, tàn sát khốc liệt nhất B. Quê hương của lãnh tựu Nguyễn Ái Quốc C. Là nơi có đội ngũ cán bộ Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đông nhất D. Nơi có truyền thống đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm, có chi bộ Đảng hoạt động mạnh Câu 3: Hãy sắp xếp các sự kiện cơ bản theo trình tự thời gian dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931: 1. Ảnh hướng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới; 2. Do sự khủng bố trắng của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái; 3. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam A. 3, 2, 1 B. 1, 3, 2 C. 2, 1, 3 D. 1, 2, 3 Câu 4: Điều gì chứng tỏ rằng: Từ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930-1931 dần dần đạt tới đỉnh cao ? A. Phong trào diễn ra khắp cả nước B. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền xô viết Nghệ - Tĩnh C. Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để D. Đã thực hiện liên công - nông vững chắc TỰ LUẬN: Câu 1: Căn cứ vào đâu cho rằng Xô viết Nghệ- Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng ? Câu 2: Tại sao nói phong trào cách m ạng 1930-1931 là bước tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945 thành công sau này ? Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939 * Nhận biết Câu 1: Năm 1933 chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở đâu? A. Đức, Anh, Pháp. B. Đức, I-ta-li-a, Mĩ.
  5. Câu 4: Em có nhận định gì về cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936- 1939 ? A. Một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ. B. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. C. Một cuộc đấu tranh giai cấp. D. Một cuộc tổng diễn tập cho giai đoạn cách mạng tiếp theo. TỰ LUẬN: Câu 1: Vì sao có cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 ? Câu 2: Đường lối lãnh đạo của Đảng và hình thức đấu tranh giai đoạn 1936 - 1939 có gì khác so với giai đoạn 1930 - 1931 ? Gợi ý trả lời: Sự khác nhau: Nội dụng 1930 - 1931 1936 – 1939 Kẻ thù Nhiệm vụ Hình thức đấu tranh Lực lượng tham gia HẾT