Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lương Văn Cù (Có đáp án)

Câu 81. Công dân được quyền tố cáo khi phát hiện

   (A). Quyết định kỉ luật của công ty quá cao với mình.

   (B). Cán bộ thu thuế áp mức thuế cao so với thực tế kinh doanh của công ty.

   (C). Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước.

   (D). Quyết định xử phạt hành chính xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 82. Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội có ý nghĩa rất lớn đối với công dân, vì đó là

   (A). Cơ sở để công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.

   (B). Cơ sở để công dân thực hiện các quyền tự do của mình.

   (C). Cơ sở pháp lí để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước.

   (D).  Cơ sở để công dân tham gia lao động công ích góp phần xây dựng đất nước.

Câu 83. Trong những nghĩa vụ sau của người sản xuất, kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất?

   (A). Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

   (B). Bảo vệ môi trường.

   (C). Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

   (D). Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

docx 24 trang minhlee 17/03/2023 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lương Văn Cù (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_nam_ho.docx

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lương Văn Cù (Có đáp án)

  1. Câu 112. Bạn A có chị X bị bênh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. A khẳng định chị mình được đi bầu cử, và ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của A, em chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp? (A). Đồng tình với ý kiến của A. (B). Nói để A biết chị X mất năng lực hành vi dan sự nên không được bầu cử. (C). Khuyên A đi bầu cử hộ để đảm bảo quyền lợi cho chị X. (D). Lựa lời động viên chị X ở nhà. Câu 113. Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết lần đầu hoặc lần hai của người đứng đầu cơ quan giải quyết khiếu nại thì họ có quyền chọn cách nào sau đây? (A). Kiện ra tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân. (B). Khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân. (C). Khởi kiện vụ án hình sự Tòa án nhân dân. (D). Đề nghị truy cứu trách nhiệm dân sự với người giải quyết khiếu nại lần đầu. Câu 114. Sau ngày tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, N hãnh diện khoe với bạn việc mình không chỉ được đi bầu cử mà còn được bố mẹ nhờ đi bầu cử thay. Theo em, N đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây? (A). Nguyên tắc phổ thông. (B). Nguyên tắc bình đẳng. (C). Nguyên tắc bỏ phiếu kín. (D). Nguyên tắc trực tiếp. Câu 115. Chị Ph bị Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện kỉ luật với hình thức “Chuyển công tác khác”. Chị muốn gửi đơn khiếu nại. Theo em chị Ph phải gửi đơn đến nơi nào sau đây là đúng quy định của pháp luật? (A). Giám đốc cơ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. (B). Chủ tịch huyện. (C). Chủ tịch tỉnh. (D). Liên đoàn lao động huyện. Câu 116. Trường hợp nào sau đây được sử dụng quyền khiêu nại? (A). Ông B tình cờ chứng kiến một vụ đưa tiền hối lộ. (B). Anh H phát hiện một nhóm người đang mua bán ma túy trái phép. (C). Chị M phát hiện chủ một cơ sở kinh doanh đánh đập một lao động. (D). Chị Y nhận thấy giấy báo đền bù đất đai thấp hơn các nhà hàng xóm. Câu 117. Công dân được (A). kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. (B). làm mọi cách để có lợi nhuận cao. (C). tự do lựa chọn mặt hàng kinh doanh theo quy định của pháp luật. (D). tự do tuyệt đối trong kinh doanh. Câu 118. Người giải quyết tố cáo lần đầu là (A). Người tiếp nhận đơn tố cáo. (B). Người đứng đầu các cơ quan có trách nhiệm giải quyết tố cáo ở các cấp. (C). Tất cả những người có trách nhiệm giải quyết tố cáo. (D). Người đúng đầu cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo. Câu 119. Trường hợp nào sau đây, thể hiện đúng quyền tố cáo của công dân? (A). Lao động nữ tố cáo chủ doanh nghiệp vô cớ đánh đập.
  2. (C). Nông dân. (D). Cán bộ, công chức nhà nước. Câu 82. Sau khi phát hiện hành vi nhận hối lộ của cán bộ huyện tại xã Trường Xuân, huyện T, tỉnh A, bà V chọn gửi đơn tố cáo đến nơi nào sau đây là đúng quy định của pháp luật? (A). Gửi đơn đến Ủy ban nhân dân huyện T. (B). Gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã Trường Xuân. (C). Gửi đơn đến Ủy ban nhân dân tỉnh A. (D). Gửi đơn đến Ban Thanh tra Chính phủ. Câu 83. Công dân được quyền khiếu nại khi thấy (A). Hành vi gây hại cho lợi ích của công dân. (B). Hành vi gây hại cho tài sản của Nhà nước. (C). Hành vi gây hại cho tài sản của người khác. (D). Quyết định hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Câu 84. Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội có ý nghĩa rất lớn đối với công dân, vì đó là (A). Cơ sở để công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh. (B). Cơ sở pháp lí để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước. (C). Cơ sở để công dân thực hiện các quyền tự do của mình. (D). Cơ sở để công dân tham gia lao động công ích góp phần xây dựng đất nước. Câu 85. Người giải quyết khiếu nại lần hai là (A). Người tiếp nhận đơn khiếu nại lần hai. (B). Người trực tiếp gửi quyết định hành chính bị khiếu nại lần hai. (C). Tất cả những người trong cơ quan giải quyết khiếu nại lần hai. (D). Người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu. Câu 86. Việc nào sau đây KHÔNG thuộc quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân? (A). Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước trưng cầu dân ý. (B). Tự ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương. (C). Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất của xã. (D). Kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã về bảo vệ môi trường ở địa phương. Câu 87. Người giải quyết khiếu nại lần đầu là (A). Người trực tiếp gửi quyết định hành chính bị khiếu nại. (B). Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định hành chính bị khiếu nại. (C). Người tiếp nhận đơn khiếu nại. (D). Tât cả những người trong cơ quan có quyết định hành chính bị khiếu nại. Câu 88. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của mình thông qua việc (A). Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước trưng cầu ý dân. (B). Tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường ở cộng đồng. (C). Tham gia lao động công ích ở địa phương. (D). Viết bài, đăng báo quảng bá cho du lịch địa phương. Câu 89. Ý kiến nào sau đây đúng với quyền học tập của công dân? (A). Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, điều kiện của mình. (B). Công dân được học bất cứ trường nào mà mình mong muốn. (C). Công dân được học bất cứ ngành nào không phụ thuộc điều kiện gì. (D). Công dân được học bất kì nghề nào không bị bó buột bởi năng khiếu.
  3. (D). Kiện ra tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân. Câu 98. H năm nay 15 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng tại thị trấn X. Em phải làm việc 12 giờ mỗi ngày. H còn thường bị bà chủ chửi rủa, đánh mắng. Nếu là H, em chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình? (A). Bỏ việc ở cửa hàng này, xin vào làm ở cửa hàng khác. (B). Gửi đơn khiếu nại đến Công an thị trấn X. (C). Gửi đơn tố cáo đến Công an nhân dân thị trấn X. (D). Gửi đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân thị trấn X. Câu 99. Quyền khiếu nại có ý nghĩa rất lớn đối với công dân, vì đó là cơ sở để (A). Công dân thực hiện các quyền tự do của mình. (B). Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận. (C). Công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật. (D). Công dân phục hồi quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm phạm. Câu 100. Phát hiện một nhóm thanh niên bẻ khóa lấy trộm tài sản của một nhà vắng chủ, Q đã báo cho cơ quan công an biết. Hành vi này thể hiện Q đã thực hiện (A). Quyền khiếu nại. (B). Quyền dân chủ. (C). Quyền tố cáo. (D). Quyền nhân dân. Câu 101. Một trong những nghĩa vụ của người kinh doanh là (A). bảo vệ quyền lợi của người tiêu dung. (B). lựa chọn hình thức sản xuất, kinh doanh. (C). quyết định mặt hàng kinh doanh. (D). lựa chọn quy mô kinh doanh. Câu 102. Công dân sử dụng quyền nào sau đây để góp phần ngăn chặn những hành vi trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân? (A). Quyền khiếu nại của công dân. (B). Quyền tự do của công dân. (C). Quyền tố cáo của công dân. (D). Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Câu 103. Bạn A có chị X bị bênh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. A khẳng định chị mình được đi bầu cử, và ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của A, em chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp? (A). Đồng tình với ý kiến của A. (B). Nói để A biết chị X mất năng lực hành vi dan sự nên không được bầu cử. (C). Khuyên A đi bầu cử hộ để đảm bảo quyền lợi cho chị X. (D). Lựa lời động viên chị X ở nhà. Câu 104. Trường hợp nào sau đây được sử dụng quyền khiêu nại? (A). Chị Y nhận thấy giấy báo đền bù đất đai thấp hơn các nhà hàng xóm. (B). Ông B tình cờ chứng kiến một vụ đưa tiền hối lộ. (C). Anh H phát hiện một nhóm người đang mua bán ma túy trái phép. (D). Chị M phát hiện chủ một cơ sở kinh doanh đánh đập một lao động. Câu 105. Mọi công dân có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào và có thể học (A). Mà không trải qua kiểm tra thi cử. (B). Bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
  4. (D). Quyền tham gia lao động công ích. Câu 114. Trường hợp nào sau đây được sử dụng quyền tố cáo? (A). Chị B nhận được giấy báo của công ty cho nghỉ việc sau khi sinh con. (B). Anh P nhận được giấy thông báo mức đền bù đất đai không thỏa đáng. (C). Anh K tình cờ phát hiện một nhóm người đang mua bán ma túy trái phép. (D). Nhà ông Th phải nộp tiền điện cao gấp 5 lần những tháng trước. Câu 115. Trên đường đi học về, B và P phát hiện một số người đang cưa trộm gỗ trong rừng đầu nguồn. Cả hai bạn cùng đi báo với các chú kiểm lâm để xử lí. Hai bạn đã thực hiện. (A). Quyền dân chủ trực tiếp của công dân. (B). Quyền khiếu nại của công dân. (C). Quyền tố cáo của công dân. (D). Quyền bình đẳng của công dân. Câu 116. Học sinh lớp 12A đang thảo luận kế hoạch tổ chức liên hoan chia tay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Bạn nào cũng hăng hái phát biểu ý kiến. Đây là việc các bạn đang thực hiện (A). Quyền tự do của học sinh trong lớp. (B). Quyền bình đẳng trong họp hội. (C). Quyền dân chủ trực tiếp. (D). Quyền dân chủ gián tiếp. Câu 117. Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ thực hiện (A). Dân chủ trực tiếp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. (B). Dân chủ gián tiếp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. (C). Dân chủ trực tiếp để bảo vệ mọi lợi ích của công dân. (D). Công bằng xã hội cho mọi công dân. Câu 118. Công dân được quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây? (A). Khi thấy quyết định xử phạt hành chính xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình. (B). Khi có căn cứ chứng minh quyết định kỉ luật của cơ quan, công ty quá nặng với mình. (C). Khi thấy mức thuế phải nôp của mình cao hơn so với quy định. (D). Khi thấy hành vi trái pháp luật gây hại cho lợi ích hợp pháp của công dân. Câu 119. Chị Ph bị Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện kỉ luật với hình thức “Chuyển công tác khác”. Chị muốn gửi đơn khiếu nại. Theo em chị Ph phải gửi đơn đến nơi nào sau đây là đúng quy định của pháp luật? (A). Chủ tịch huyện. (B). Giám đốc cơ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. (C). Chủ tịch tỉnh. (D). Liên đoàn lao động huyện. Câu 120. Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân được thực hiện bằng việc làm nào sau đây? (A). Tuyên truyền chính sách của Nhà nước ở cộng đồng dân cư. (B). Tham gia giám sát, kiểm tra dự án xây dựng nhà văn hóa xã. (C). Tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường. (D). Tham gia lao động công ích ở địa phương.