Bộ đề kiểm tra 15 phút học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020
1. Chỉ ra những nghịch lí trong những lời xin lỗi của các bạn trẻđược nêu trong đoạn trích. (0.5 điểm)
2.Tác giả thể hiện tâm trạng như thế nào trước thực trạng những lời xin lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về chủ đềơn nghĩa sinh thành? (0.5 điểm)
3.Theo anh/chị, nguyên nhân nào dẫn tới những lời xin lỗi mang tính phong trào và những áy náy ray rứt theo làn sóng trong ứng xử của một bộ phận không nhỏ những người trẻ ngày nay? (1.0 điểm)
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra 15 phút học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bo_de_kiem_tra_15_phut_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc.docx
Nội dung text: Bộ đề kiểm tra 15 phút học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020
- Họ và tên: . Lớp: 11C1 KIỂM TRA 15 PHÚT– HKII Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70 – 71) Câu 1. Trong đoạn văn thứ nhất, người có tính khiêm tốn có biểu hiện như nào? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la”. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi? Vì sao?
- Họ và tên: . Lớp: 11C1 KIỂM TRA 15 PHÚT– HKII Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: [ ]Cứ đến chủ đề về ơn nghĩa sinh thành thì ngập tràn hộp thư “Thay lời muốn nói” sẽ là những câu xin lỗi ba mẹ từ các bạn trẻ. Là những lời xin lỗi được gửi đến những bậc ba mẹ còn sống. Mà, nội dung của những lời xin lỗi cũng na ná nhau, kiểu như: “Con biết ba mẹ rất cực khổ vì con Con biết con đã làm cho ba mẹ buồn rất nhiều. Con xin lỗi ba mẹ”. Xin lỗi, nhưng mình hay gọi đây là “những lời xin lỗi mang tính phong trào ”, và những áy náy ray rứt này là “những áy náy ray rứt theo làn sóng”, mỗi khi có ai hay có chương trình nào gợi nhắc, thì các bạn mới sực nhớ ra. Mà khổ cái, bản thân những lời xin lỗi ấy sợ rằng khó làm người được xin lỗi vui hơn, bởi vì đâu đợi tới chính họ, ngay cả chúng mình là những người làm chương trình đây cũng đều hiểu rằng, có lẽ chỉ vài ngày sau chương trình, cùng với nhịp sống ngày càng nhanh ngày càng vội, cùng với lịch đi học, đi làm, đi giải trí sau giờ học, giờ làm , những lời xin lỗi ấy sợ rằng sẽ sớm được vứt ra sau đầu; và những cảm giác áy náy, ăn năn ấy sẽ sớm chìm sâu, chẳng còn mảy may gợn sóng. Cho đến khi lại được nhắc mà sực nhớ ra ở lần kể tiếp. Điều đó, đáng buồn là một sự thật ở một bộ phận không nhỏ những người trẻ, bây giờ. (Thương còn không hết , ghét nhau chi, Lê Đỗ Quỳnh Hương, Nxb Trẻ, tr.31-32) 1. Chỉ ra những nghịch lí trong những lời xin lỗi của các bạn trẻđược nêu trong đoạn trích. (0.5 điểm) 2.Tác giả thể hiện tâm trạng như thế nào trước thực trạng những lời xin lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về chủ đềơn nghĩa sinh thành? (0.5 điểm) 3.Theo anh/chị, nguyên nhân nào dẫn tới những lời xin lỗi mang tính phong trào và những áy náy ray rứt theo làn sóng trong ứng xử của một bộ phận không nhỏ những người trẻ ngày nay? (1.0 điểm) 4. Theo anh/chị, điều gì quan trọng nhất trong một lời xin lỗi? Vì sao? (1.0 điểm)
- Họ và tên: . Lớp: 11C4 KIỂM TRA 15 PHÚT– HKII Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu về chìa khoá để thành công. Sau thời gian nghiên cứu, bà chỉ ra rằng: Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ. Bà nói: “Bền bỉ là sự đam mê, tính kiên trì cho những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là có khả năng chịu đựng khó khăn. Bền bỉ là tập trung vào tương lai của mình một cách liên tục, không phải tính theo tuần, theo tháng mà là năm. Bền bỉ là làm việc thật chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon, chứ không phải là một cuộc đua nước rút”. Không phải chỉ số IQ, không phải ngoại hình, hay sức mạnh thể chất, hay kỹ năng xã hội. Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công. Sân vườn nhà tôi có bày những cái ghế đá, trên một trong những cái ghế ấy có khắc dòng chữ: “Cây kiên nhẫn đắng chát nhưng quả nó rất ngọt.” Nếu không có những giờ ngồi kiên trì từ ngày này qua ngày khác trong phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống hiến như thế, chúng ta đã không có Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon. Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời. Bóng đèn điện, định luật bảo toàn năng lượng, thuyết tương đối, máy bay và nhiều phát minh khác. Nếu không có những giờ kiên tâm hy sinh thầm lặng hay nhẫn nại làm việc của con người, nhân loại sẽ tổn thất biết bao. Hôm trước một anh bạn gửi cho tôi câu danh ngôn: “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường.” Nên ta làm gì không quan trọng. Quan trọng là ta có làm cho đến khi ra được kết quả mong muốn hay không. Người ta thường nhấn mạnh tới việc sống phải có ước mơ, hoài bão nhưng theo tôi cái khó là kiên trì từng ngày vươn tới nó. (Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Nhã Nam, 2017) Câu 1. Tác giả đề cập đến yếu tố nào được coi là điều cơ bản làm nên thành công của con người ? Câu 2. Theo anh/chị vì sao tác giả cho rằng bền bỉ là sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon? Câu 3. Việc tác giả liệt kê các nhân vật văn học nổi tiếng: “Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon” có tác dụng gì?
- Họ và tên: . Lớp: 11C4 KIỂM TRA 15 PHÚT– HKII Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: QUÁN HÀNG PHÙ THUỶ Một phù thuỷ Mở quán hàng nho nhỏ “Mời vào đây Ai muốn mua gì cũng có!” Tôi là khách đầu tiên Từ bên trong Phù thuỷ ló ra nhìn: “Anh muốn gì?” “Tôi muốn mua tình yêu, Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn ” “Hàng chúng tôi chỉ bán cây non Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!” (K. Badjadjo Pradip – Thái Bá Tân dịch) Câu 1 Bài thơ trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Câu 2 Câu nói “Mời vào đây – Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy điều gì ở phù thuỷ? Câu 3 Mong muốn của vị khách “Tôi muốn mua tình yêu – Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn” cho thấy vị khách là con người như thế nào? Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của phù thuỷ ở hai câu thơ cuối bài không? Vì sao?