Bài tập trắc nghiệm và tự luận môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược (1965-1973)
Câu 1. Năm 1965, Mĩ bắt đầu tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam khi đang
A. ở thế chủ động chiến lược.
B. bị thất bại trên chiến trường.
C. bị mất ưu thế về hỏa lực.
D. bị mất ưu thế về binh lực.
Câu 2. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) của Mĩ được tiến hành bằng lực lượng nào?
A. Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy.
B. Quân viễn chinh Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C. Quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
D. Lực lượng tổng lực với vũ khí, trang bị hiện đại, tối tân nhất.
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm và tự luận môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược (1965-1973)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_tap_trac_nghiem_va_tu_luan_mon_lich_su_lop_12_bai_22_nha.doc
Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm và tự luận môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược (1965-1973)
- A. "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải chiến đấu, quét sạch nó đi". B. "Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào". C. "Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà". D. "Tiến lên ! Toàn thắng ắt về ta!". Câu 3. Điểm giống nhau của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" với các chiến lược chiến tranh trước đó của Mĩ là gì? A. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN. B. Gắn "Việt Nam hoá chiến tranh"với "Đông Dương hoá chiến tranh". C. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ. D. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ. Câu 4. Thủ đoạn thâm độc của Mĩ và cũng là điểm khác trước mà Mĩ đã triển khai khi thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" là A. tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN. B. thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt". C. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ. D. là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam. Câu 5. So với các giai đoạn trước quy mô của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" thay đổi thế nào? A. Chiến trường chính là miền Nam Việt Nam. B. Mở rộng chiến tranh ra cả miền Băc. C. Mở rộng chiến tranh ra toàn chiến trường Đông Dương. D. Lôi kéo nhiều nước tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Câu 6. Lực lượng chủ yếu tham gia chiến đấu trong chiến lược "Việt Nam hoá chiên tranh" của Mĩ là A. quân Mĩ. B. quân đội Sài Gòn. C. quân Mĩ và đồng minh của Mĩ. D. quân Mĩ, quân đội Sài Gòn. Câu 7. Sau thất bại của Chiến tranh cục bộ, Mĩ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam và chuyển sang chiến lược A. Chiến tranh đơn phương. B. Chiến tranh cục bộ. C. Chiến tranh đặc biệt. D. Việt Nam hóa chiến tranh. Câu 8. Từ 1969-1973, Mĩ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương nhằm thực hiện chiến lược A. Chiến tranh đơn phương. B. Đông Dương hóa chiến tranh. C. Chiến tranh phá hoại. D. Việt Nam hóa chiến tranh. Câu 9. Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn xâm lược Cam-pu-chia, tăng cường chiến tranh ở Lào, thực hiện âm mưu A. dùng người Việt đánh người Việt. B. ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam. C. làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta. D. dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương. Câu 10. Thủ đoạn thâm độc nhất của Mĩ trong Việt Nam hóa chiến tranh là gì? A. Dùng người Việt đánh người Việt để giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường. B. Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với Việt Nam. C. Làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta. D. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương. Câu 11. Mĩ đã dùng thủ đoạn nào nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Việt Nam-Lào-Cam-pu-chia? A. “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. 7
- Câu 3. Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là A. mở rộng vùng giải phóng và phát triển lực lượng rộng khắp chiến trường miền Nam. B. chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn, đông dân. C. buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược. D. buộc Mĩ phải chấp nhận đến đàm phán với ta ở Pari. Câu 4. Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận sự thất bại của "Việt Nam hoá chiến tranh"? A. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mật trận quân sự trong ba năm 1969, 1970, 1971. B. Đòn tấn công bất ngờ, gây choáng váng của quân ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. C. Do thắng lợi của ta trên bàn đàm phán ở Pari. D. Do thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ. Câu 5. Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch ở A. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn. B. Quảng Trị, Đà Nẵng, Sài Gòn. C. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. D. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Câu 6. Ngày 6/6/1969, cách mạng miền Nam diễn ra sự kiện gì? A. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập. B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam thành lập. C. Trung ương Cục miền Nam thành lập. D. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Câu 7. Lịch sử Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia từ 1970-1975 có điểm giống nhau gì giống nhau? A. Ba nước đều giành được độc lập dân tộc. B. Tiến hành cuộc kháng chiên chống Pháp. C. Ba nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ. D. Bị thực dân phương Tây đô hộ. Câu 8. Quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của ba nước Đông Dương được biểu hiện bằng sự kiện nào? A. Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia. B. Thành lập liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào. C. Quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào đánh Mĩ. D. Quân tình nguyện Việt Nam giúp Cam-pu-chia đánh Mĩ. Câu 9. Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”, ta vừa chiến đấu chống địch trên chiến trường, vừa đấu tranh với địch A. trên bàn đàm phán ngoại giao. B. trên mặt trận chính trị. C. trên mặt trận quân sự. D. trên mặt trận kinh tế. Câu 10. Cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ và quân đội Sài Giòn bị đánh bại bởi A. quân đội Việt Nam và quân dân Cam-pu-chia. B. quân đội Lào và quân dân Cam-pu-chia. C. quân đội Việt Nam, quân dân Cam-pu-chia và quân dân Lào. D. quân đội Việt Nam và quân dân Lào. Câu 11. Cho các sự kiện sau 1. Ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia họp Hội nghị cấp cao để biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ. 2. Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, có 23 nước công nhận, có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. 9
- Câu 1. Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược? A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. D. Chiến dịch đường 14-Phước Long cuối năm 1974 đầu năm 1975. Câu 2. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã đánh bại loại hình chiến tranh xâm lược nào của Mĩ? A. Chiến tranh đơn phương. B. Chiến tranh cục bộ. C. Chiến tranh đặc biệt. D. Việt Nam hóa chiến tranh. Câu 3. Thắng lợi của quân dân ta trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc Mĩ phải tuyên bố như thế nào? A. “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược. B. Phi “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. C. Chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc. D. Chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari. IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - XH, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần II của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu phương (1969- 1973). 2. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ. Câu 1. “Chiến tranh phá hoại của Mĩ đã phá hủy hầu hết những cái mà nhân dân ta đã tốn biết bao công sức để xây dựng nên, làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Sự thật, Hà Nội, 1977, trang 37-38). Nhận định trên đề cập đến hậu quả chiến tranh ở nơi nào của Việt Nam? A. Miền Nam. B. Tây Nguyên. C. Miền Bắc. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 2. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972 là gì? A. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá ở miền Bắc. B. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. C. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia. D. Buộc Mĩ chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Câu 3. Trận "Điện Biên Phủ trên không" là chiến thắng lịch sử nào của quân dân miền Bắc? A. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ ở miền Bắc. B. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ ở miền Bắc. C. Đánh bại cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mĩ ra miền Bắc. D. Đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc. Câu 4. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian 1. Cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pari giữa hai bên, sau đó là bốn bên. 2. Hiệp định Pari được kí chính thức giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị. 3. Trận "Điện Biên Phủ trên không". 4. Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược đường không vào Hà Nội - Hải Phòng. A. 2,3 ,1,4. B. 1,4,2,3. C. 4, 3,2, 1. D. 1,4,3,2. Câu 5. Âm mưu của Mĩ trong cuộc tập kích chiến lược đường không vào miền Bắc nước ta cuối năm 1972 là gì? 11
- A. các nước đế quốc cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. B. quy định vị trí đóng quân giữa hai bên ở hai vùng riêng biệt. C. đều đưa đến thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến. D. đều quy định thời gian rút quân là trong vòng 300 ngày. Câu 7. Theo nội dung Hiệp định Pari, các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có A. một chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. B. hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và hai lực lượng chính trị. C. ba chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. D. hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. Câu 8. Nội dung nào dưới đây không được ghi nhận trong Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973? A. Các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. B. Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào tháng 1-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam. C. Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam. D. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài. Câu 9. Hiệp định Pari là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh A. kinh tế, chính trị, ngoại giao. B. quân sự, chính trị, ngoại giao. C. chính trị, ngoại giao, tâm lí. D. quân sự, hòa bình, ngoại giao. Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973? A. Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta. B. Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. D. Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước. Câu 11. Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973? A. Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta. B. Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. C. Kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. D. Mở ra kỉ nguyên mới của cách mạng Việt Nam - kỉ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. === ❖ CÂU HỎI TỰ LUẬN: Câu 1: Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong chiến lược “ Chiến tranh cục bộ “ ở miền Nam (1965 – 1968)? Câu 2: Quân dân miền Nam đã chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh cục bộ “ của Mỹ như thế nào? Câu 3: Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1968 như thế nào? Câu 4: Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh “ và “ Đông Dương hóa chiến tranh “? Câu 5: Quân dân miền Nam chiến đấu chống “ Việt Nam hóa chiến tranh “ và “ Đông Dương hóa chiến tranh “ như thế nào? Câu 6: Nhân dân miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần II của Mỹ như thế nào? Câu 7: Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam? 13