Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 7 môn Vật lí Lớp 8 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng
Câu 14: Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn lớn nhất là: Người đứng…………………..
A/ co một chân
B/ cả hai chân
C/ người ngồi xổm trên mặt đất
D/ người đứng co một chân trên một tấm ván rộng đặt trên mặt sàn
Câu 15: Muốn tăng áp suất thì:
A/ Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ
B/ Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực
C/ Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ
D/ Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 7 môn Vật lí Lớp 8 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_tap_trac_nghiem_va_tu_luan_bai_7_mon_vat_li_lop_8_truong.doc
Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 7 môn Vật lí Lớp 8 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng
- BÀI TẬP I/ Phần 1: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Áp lực của người đứng trên mặt sàn lớn nhất là: Người đứng A/ cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ. B/ cả hai chân nhưng cúi gập xuống C/ cả hai chân D/ co một chân Câu 2: Chọn câu không đúng A/ Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. B/ Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. C/ Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. D/ Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép. Câu 3: Một áp lực 600N gây ra áp suất 3000N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn A/ 2000cm2. B/ 200cm2. C/ 20cm2. D/ 0,2cm2. Câu 4: Hai người có khối lượng lần lượt là m1 và m2. Người thứ nhất đứng trên tấm ván diện tích S1, người thứ hai đứng trên tấm ván diện tích S2. Nếu m2 = 1,2m1 và S1 = 1,2S2, thì khi so sánh áp suất hai người tác dụng lên mặt đất, ta có A/ p1 = p2. B/ p1 = 1,2p2. C/ p2 = 1,44p1. D/ p2 = 1,2p1. Câu 5: Nếu tăng áp lực và cả diện tích mặt bị ép lên 2 lần, thì áp suất sẽ: A/ Tăng 2 lần B/ Không đổi C/ Giảm 2 lần D/ Giảm 4 lần Câu 6: Khi xe máy đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang thì áp lực do xe tác dụng lên mặt đất có độ lớn bằng A/ Trọng lượng của xe và người đi xe B/ Lực kéo của động cơ xe máy C/ Lực cản của mặt đường tác dụng lên xe D/ Không Câu 7: Áp lực của một vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng tác dụng lên mặt phẳng này có cường độ A/ Bằng trọng lượng của vật B/ Nhỏ hơn trọng lượng của vật C/ Lớn hơn trọng lượng của vật D/ Bằng lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng Câu 8: Người ta dùng một cái đột để dục lỗ trên một tấm tôn. Nếu diện tích của mũi đột là 0,4mm2, áp lực búa tác dụng vào đột là 60N, thì áp suất do mũi đột tác dụng lên tấm tôn là A/ 15N/m2 B/ 15.103N/m2 C/ 15.104N/m2 D/ 15.107N/m2 Câu 9: Đơn vị áp suất là A/ N B/ m2 C/ m2/N D/ N/m2 Câu 10: Công thức tính áp suất là: A F S A/ p = F.S B/ p = C/ p = D/ p = t S F Câu 11: Áp suất tăng khi: A/ Áp lực tăng còn diện tích có lực tác dụng được giữ nguyên không đổi. B/ Diện tích tăng và áp lực không đổi C/ Áp lực và diện tích tăng theo cùng tỉ lệ D/ Áp lực và diện tích giảm theo cùng tỉ lệ Câu 12: Chọn câu sai A/ Áp suất tỉ lệ với diện tích bị ép (khi áp lực không đổi) B/ Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép C/ Áp suất tỉ lệ với áp lực (khi diện tích bị ép là không đổi) D/ Áp suất là độ lớn áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép Câu 13: Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn. Xe có bốn bánh. Mỗi bánh có diện tích tiếp xúc với mặt đất bằng 100 cm2. Áp suất tác dụng lên mặt đất dưới các lốp xe là A/ 600 Pa B/ 375 Pa C/ 375000 Pa D/ 1462 Pa
- Câu 25: Một người nặng 50 kg đứng trên mặt đất mềm. Diện tích tiếp xúc của mỗi bàn chân người này với mặt đất là 2 dm2. a) Tính áp suất của người đó trên mặt đất nếu đứng bằng hai chân. b) Nếu mặt đất chỉ chịu được áp suất là 20 000 N/m2 thì người này đi trên mặt đất có bị lún không? Tại sao? Câu 26: Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất Câu 27: Áp lực của gió tác dụng trung bình lên một cánh buồm là 6800 N, khi đó cánh buồm chịu một áp suất 340 N/m2. Diện tích của cánh buồm là bao nhiêu?