Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 43+44 môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

Câu 9: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló: 

A. đi qua tiêu điểm.                                                 B. song song với trục chính.

C. truyền thẳng theo phương của tia tới.                  D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Câu 10: Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló: 

A. đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm            B. song song với trục chính.   

C. truyền thẳng theo phương của tia tới.                   D. đi qua tiêu điểm.

Câu 11: Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho tia ló: 

A. truyền thẳng theo phương của tia tới.                B. đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm.

C. song song với trục chính.                                      D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

doc 3 trang minhlee 10/03/2023 2160
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 43+44 môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_va_tu_luan_bai_4344_mon_vat_li_lop_9_tru.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 43+44 môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. BÀI TẬP ❖ TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3: QUANG HỌC Câu 9: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló: A. đi qua tiêu điểm. B. song song với trục chính. C. truyền thẳng theo phương của tia tới. D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. Câu 10: Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló: A. đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm B. song song với trục chính. C. truyền thẳng theo phương của tia tới. D. đi qua tiêu điểm. Câu 11: Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho tia ló: A. truyền thẳng theo phương của tia tới. B. đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm. C. song song với trục chính. D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. Câu 12: Vật liệu nào không được dùng làm thấu kính : A. Thuỷ tinh trong. B. Nhựa trong. C. Nhôm. D. Nước. Câu 13: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành: A. chùm tia phản xạ. B. chùm tia ló hội tụ. C. chùm tia ló phân kỳ. D. chùm tia ló song song khác. Câu 14: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có: A. phần rìa dày hơn phần giữa. B. phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. phần rìa và phần giữa bằng nhau. D. hình dạng bất kỳ. Câu 15: Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng: A. Truyền thẳng ánh sáng. B. Tán xạ ánh sáng. C. Phản xạ ánh sáng. D. Khúc xạ ánh sáng. Câu 16: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’; ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính, ảnh A’B’: A. là ảnh ảo . B. nhỏ hơn vật. C. ngược chiều với vật. D. vuông góc với vật. Câu 17: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là: A. ảnh ảo ngược chiều vật. B. ảnh ảo cùng chiều vật. C. ảnh thật cùng chiều vật. D. ảnh thật ngược chiều vật. Câu 18: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là: A. ảnh thật, ngược chiều với vật. B. ảnh thật, cùng chiều với vật. C. ảnh ảo, ngược chiều với vật. D. ảnh ảo, cùng chiều với vật. Câu 19: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh là: A. ảnh thật, ngược chiều với vật. B. ảnh thật luôn lớn hơn vật. C. ảnh ảo, cùng chiều với vật. D. ảnh và vật luôn có độ cao bằng nhau. Câu 20: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d > 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất là: A. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. C. ảnh thật , ngược chiều và lớn hơn vật. D. ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật. Câu 21: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất: A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều và bằng vật. Câu 22: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’ có độ cao bằng vật AB thì: A. ảnh A’B’là ảnh ảo. B. vật và ảnh nằm về cùng một phía đối với thấu kính. C. vật nằm cách thấu kính một khoảng gấp 2 lần tiêu cự. D. vật nằm trùng tiêu điểm của thấu kính.
  2. Câu 36: Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là: A. tia tới song song trục chính thấu kính. B. tia tới bất kì qua quang tâm của thấu kính. C. tia tới qua tiêu điểm của thấu kính. D. tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính) của thấu kính. Câu 37: Chiếu chùm tia tới song song với trục chính của một thấu kính phân kì thì: A. chùm tia ló là chùm sáng song song. B. chùm tia ló là chùm sáng phân kì. C. chùm tia ló là chùm sáng hội tụ. D. không có chùm tia ló vì ánh sáng bị phản xạ hoàn toàn. ❖ BÀI TOÁN: Bài 7: Cho là trục chính của một thấu kính, S là điểm sáng, S’ là ảnh của S tạo bởi thấu kính đó. a) S’ là ảnh thật hay ảnh ảo? b) Vì sao em biết thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ? c)Bằng cách vẽ, hãy xác định quang tâm O, hai tiêu điểm F, F’ của thấu kính đã cho. S’ • S • Bài 8: Vật AB có dạng mũi tên cao 1cm đặt vuông góc trước TKHT có tiêu cự 18cm, A nằm trên trục chính cách kính một khoảng 36cm. a) Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính và nêu tính chất của ảnh A’B’. b) Tìm khoảng cách từ ảnh đến kính và chiều cao ảnh. Bài 9: Vật AB có dạng mũi tên cao 0,5cm đặt vuông góc trước TKHT có tiêu cự 12cm, A nằm trên trục chính cách kính một khoảng 36cm. a) Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính và nêu tính chất của ảnh A’B’. b)Tìm khoảng cách từ ảnh đến kính và chiều cao ảnh. Bài 10: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 30cm. a) Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính. b) Tính khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính và chiều cao của ảnh. Biết rằng vật AB cao 3cm. Bài 11: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=12cm; vật AB dạng mũi tên cao h=6cm, đặt cách thấu kính một khoảng d= 16cm và vuông góc với trục chính tại A, cho ảnh A'B' qua thấu kính. a) A'B' là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? Vẽ ảnh A'B'. b) Dùng kiến thức hình học để tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. Bài 12: Vật AB có dạng mũi tên cao 0,5cm đặt vuông góc trước TKHT có tiêu cự 12cm, A nằm trên trục chính cách thấu kính một khoảng 24cm. a) Dựng ảnh A’B’ của AB và nhận xét ảnh A’B’. b) Tìm khoảng cách từ ảnh đến kính và chiều cao ảnh.