Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 33 đến 36 môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

Câu 1: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây

A/ Luôn luôn tăng   B/ Luôn luôn giảm   C/ Luân phiên tăng giảm    D/ Luôn luôn không đổi

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

           A/ Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây

           B/ Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ

           C/ Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục

           D/ Đặt một cuộn dây kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó

doc 7 trang minhlee 10/03/2023 3280
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 33 đến 36 môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_va_tu_luan_bai_33_den_36_mon_vat_li_lop.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 33 đến 36 môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. BÀI TẬP VẬT LÍ 9 BÀI 33: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU I/ Phần 1: Trắc nghiệm Câu 1: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây A/ Luôn luôn tăng B/ Luôn luôn giảm C/ Luân phiên tăng giảm D/ Luôn luôn không đổi Câu 2: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều? A/ Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây B/ Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ C/ Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục D/ Đặt một cuộn dây kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó Câu 3: Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều? A/ Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang B/ Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức của từ trường C/ Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín D/ Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó Câu 4: Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều? A/ Nam châm đang chuyển động thì dừng lại B/ Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại C/ Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì lại giảm hoặc ngược lại D/ Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm Câu 5: Đặt một nam châm điện nằm yên trước cuộn dây dẫn kín. Có hiện tượng gì xảy ra trong cuộn dây kín khi đóng và ngắt mạch của nam châm điện liên tục? A/ Không có hiện tượng gì B/ Xuất hiện dòng điện cảm ứng không đổi chiều C/ Xuất hiện dòng điện cảm ứng luôn đổi chiều D/ Cả A, B, C đều đúng Câu 6: Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín? A/ Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm điện B/ Đưa nam châm lại gần cuộn dây C/ Đưa cuộn dây dẫn lại gần nam châm điện D/ Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín Câu 7: Trường hợp nào sau đây dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín không đổi chiều? A/ Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà giảm B/ Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S đang giảm mà tăng C/ Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S đang tăng mà tăng hơn nữa D/ Trường hợp A và B là đúng Câu 8: Chiều dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín phụ thuộc vào A/ Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây nhiều hay ít B/ Chiều của đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây C/ Số vòng dây nhiều hay ít D/ Cuộn dây quay hay nam châm quay Câu 9: Dòng điện xoay chiều là dòng điện A/ Đổi chiều liên tục không theo chu kì B/ Luân phiên đổi chiều liên tục theo chu kì C/ Lúc thì có chiều này lúc thì có chiều ngược lại D/ Cả A và C
  2. Câu 4: Các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng nói về máy phát điện xoay chiều: A/ Phần ứng: là phần quay, phần cảm đứng yên B/ Rôto: là phần cảm, stato: là phần ứng C/ Rôto: là phần đứng yên, stato: là phần quay D/ Rôto: là phần quay, stato: là phần đứng yên Câu 5: Các phát biểu sau đây phát biểu nào sai khi nói về máy phát điện xoay chiều A/ Phần ứng: là khung dây sinh ra dòng điện xoay chiều B/ Phần cảm: là nam châm sinh ra từ trường C/ Rôto: là bộ phận quay D/ Stato: là bộ phận góp điện để đưa dòng điện ra ngoài Câu 6: Điều nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều? A/ Máy phát điện xoay chiều có hai thành phần cơ bản: nam châm và cuộn dây dẫn B/ Nam châm là phần tạo ra từ trường, cuộn dây dẫn là phần đó xuất hiện suất điện động cảm ứng C/ Phần đứng yên gọi là Stato, phần chuyển động gọi là rôto D/ Tất cả các kết luận trên II/ Phần 2: Tự luận Câu 1: Máy phát điện xoay chiều gồm có những bộ phận chính nào? Câu 2: Nêu tên bộ phận quay và bộ phận đứng yên Câu 3: So sánh điểm giống nhau và khác nhau của máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp và đinamô xe đạp
  3. BÀI 36: TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA I/ Phần 1: Trắc nghiệm Câu 1: Khi truyền đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí vì toả nhiệt, dùng cách nào trong các cách dưới đây là có lợi. Chọn câu trả lời đúng: A/ Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên hai lần B/ Tăng tiết diện dây lên hai lần C/ Giảm chiều dài hai lần D/ Giảm hiệu điện thế hai lần Câu 2: Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí đã chuyển hoá thành dạng năng lượng: A/ Hoá năng. B/ Năng lượng ánh sáng. C/ Nhiệt năng. D/ Năng lượng từ trường. Câu 3: Khi truyền tải một công suất điện P bằng một dây có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U, công thức xác định công suất hao phí Php do tỏa nhiệt là: U.R P 2.R P 2.R U.R2 A/ P B/ P = C/ P = D/ P = hp U 2 hp U 2 hp U hp U 2 Câu 4: Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi người ta cần lắp: A/ Biến thế tăng điện áp. B/ Biến thế giảm điện áp. C/ Biến thế ổn áp. D/ Cả biến thế tăng áp và biến thế hạ áp. Câu 5: Khi chuyển điện áp từ đường dây cao thế xuống điện áp sử dụng thì cần dùng: A/ Biến thế tăng điện áp. B/ Biến thế giảm điện áp C/ Biến thế ổn áp. D/ Cả biến thế tăng áp và biến thế hạ áp. Câu 6: Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện: A/ Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. B/ Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. C/ Tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. D/ Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. Câu 7: Khi truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, để làm giảm hao phí trên đường dây do tỏa nhiệt ta có thể: A/ Đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy tăng thế. B/ Đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy hạ thế. C/ Đặt ở nơi tiêu thụ máy hạ thế. D/ Đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy tăng thế và đặt ở nơi tiêu thụ máy hạ thế. Câu 8: Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện không đổi mà dây dẫn có chiều dài tăng gấp đôi thì hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ: A/ Tăng lên gấp đôi. B/ Giảm đi một nửa C/ Tăng lên gấp bốn. D/ Giữ nguyên không đổi. Câu 9: Khi tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn trên đường dây truyền tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây sẽ: A/ Giảm đi một nửa B/ Giảm đi bốn lần C/ Tăng lên gấp đôi. D/ Tăng lên gấp bốn. Câu 10: Trên cùng một đường dây tải điện, nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ: A/ Tăng 100 lần. B/ Giảm 100 lần. C/ Tăng 10000 lần. D/ Giảm 10000 lần. Câu 11: Khi truyền đi cùng một công suất điện, người ta dùng dây dẫn cùng chất nhưng có tiết diện gấp đôi dây ban đầu. Công suất hao phí trên đường dây tải điện so với lúc đầu: A/ Không thay đổi. B/ Giảm đi hai lần. C/ Giảm đi bốn lần. D/ Tăng lên hai lần. Câu 12: Người ta cần truyền một công suất điện 200kW từ nguồn điện có hiệu điện thế 5000V trên đường dây có điện trở tổng cộng là 20Ω. Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là: A/ 40V. B/ 400V. C/ 80V. D/ 800V. Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm hao phí điện năng khi tải điện đi xa A/ Điện lượng của dòng điện bị mất do truyền trên dây B/ Do dòng điện sinh ra từ trường là mất năng lượng C/ Do dòng điện tỏa nhiệt trên dây dẫn khi truyền trên dây D/ Do một nguyên nhân khác
  4. Câu 2: Nêu các cách làm giảm hao phí? Cách nào tốt nhất Câu 3: Đường dây tải điện có hiệu điện thế 15kV ở hai đầu nơi truyền tải, công suất cung cấp ở nơi truyền tải P = 3.106W. Đây dẫn tải điện cứ 1km có điện trở 0,2 Ω, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây Php 160kW . Tính chiều dài tổng cộng L của dây dẫn Câu 4: Đường dây tải điện có chiều dài tổng cộng 10km, có hiệu điện thế 15kV ở hai đầu nơi truyền tải. Dây dẫn tải điện cứ 1km có điện trở 0,2Ω, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây Php 160000W . Tính công suất cung cấp nơi truyền tải?