Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 17+18 môn Vật lí Lớp 7 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

Câu 1: Trong các nhà máy thường xuất hiện bụi gây hại cho công nhân, nên người ta thường đặt các tấm kim loại tích điện trong nhà máy, nó có tác dụng:

           A/ Ngăn không cho bụi bay vào.              B/ Ngăn không cho bụi bay đi.

           C/ Làm bụi nhiễm điện và hút bụi.           D/ Hút bụi     

Câu 2: Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?

                     A/ Một ống bằng gỗ                      B/ Một ống bằng thép

                     C/ Một ống bằng giấy                   D/ Một ống bằng nhựa

doc 4 trang minhlee 10/03/2023 4120
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 17+18 môn Vật lí Lớp 7 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_bai_1718_mon_vat_li_lop_7_truong_thcs_thpt_my_hoa_hu.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 17+18 môn Vật lí Lớp 7 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. BÀI TẬP VẬT LÍ 7 BÀI 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT I/ Phần 1: Trắc nghiệm Câu 1: Trong các nhà máy thường xuất hiện bụi gây hại cho công nhân, nên người ta thường đặt các tấm kim loại tích điện trong nhà máy, nó có tác dụng: A/ Ngăn không cho bụi bay vào. B/ Ngăn không cho bụi bay đi. C/ Làm bụi nhiễm điện và hút bụi. D/ Hút bụi Câu 2: Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích? A/ Một ống bằng gỗ B/ Một ống bằng thép C/ Một ống bằng giấy D/ Một ống bằng nhựa Câu 3: Câu khẳng định nào dưới đây là đúng? A/ Thanh nam châm luôn bị nhiễm điện do nó hút được các vụn sắt B/ Thanh sắt luôn bị nhiễm điện vì nó hút được mảnh nam châm C/ Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy D/ Mặt đất luôn bị nhiễm điện vì nó hút mọi vật gần nó Câu 4: Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây? A/ Áp sát thước nhựa vào một cực của pin B/ Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm C/ Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa D/ Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô Câu 5: Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì sao? A/ Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt B/ Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện. C/ Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm D/ Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên Câu 6: Nhiều vật sau khi bị cọ xát thì: A/ Có khả năng đẩy các vật khác. B/ Thước nhựa sau khi được cọ xát có tính chất đẩy các vật nhẹ. C/ Sau khi được cọ xát, nhiều vật có khả năng hút các vật khác. D/ Mảnh pôliêtilen sau khi bị cọ xát bằng mảnh len không có khả năng hút hoặc đẩy các vụn giấy Câu 7: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai? A/ Các vật đều có khả năng nhiễm điện B/ Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện C/ Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện D/ Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát Câu 8: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì A/ Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi B/ Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi C/ Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi D/ Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt II/ Phần 2: tự luận Câu 1: Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì? Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, ta làm thế nào? Câu 2: Trong nhà máy dệt có những bộ phận chải các sợi vải. Ở điều kiện thường, các sợi vải này dễ bị chập dính vào nhau và bị rối. Hãy giải thích tại sao? Làm thế nào để khắc phục hiện tượng này?
  2. Câu 5: Nếu một vật bị nhiễm điện dương thì vật đó có khả năng nào dưới đây? A/ Hút cực Nam của kim nam châm. B/ Đẩy thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa C/ Hút cực Bắc của kim nam châm. D/ Đẩy thanh nhựa màu sẫm đã được cọ xát vào vải khô Câu 6: Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích âm, hạt nào mang điện tích dương? A/ Hạt êlectrôn và hạt nhân B/ Hạt nhân mang điện tích âm, êlectrôn mang điện tích âm. C/ Hạt nhân mang điện tích (+), êlectrôn không mang điện tích âm. D/ Hạt nhân mang điện tích (+), êlectrôn mang điện tích âm. Câu 7:Trong nguyên tử, hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là: A/ Hạt nhân B/ Hạt nhân và êlectrôn C/ Êlectrôn D/ Không có loại hạt nào Câu 8: Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đặt một thanh trên trục quay, đưa thanh kia lại gần thanh thứ nhất thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây? A/ Hai thanh nhựa này đẩy nhau B/ Hai thanh nhựa này hút nhau C/ Hai thanh nhựa này không hút và không đẩy nhau D/ Hai thanh nhựa này lúc đầy đẩy nhau, sau đó hút nhau Câu 9: Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút vật b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là đúng? A/ Vật a và c có điện tích trái dấu B/ Vật b và d có điện tích cùng dấu C/ Vật a và c có điện tích cùng dấu D/ Vật a và d có điện tích trái dấu Câu 10: Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễn điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây? A/ Vật đó mất bớt điện tích dương. B/ Vật đó nhận thêm êlectrôn. C/ Vật đó mất bớt êlectrôn. D/ Vật đó nhận thêm điện tích dương. Câu 11: Thanh thủy tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì: A/ Không hút, không đẩy nhau B/ Hút lẫn nhau C/ Vừa hút vừa đẩy nhau D/ Đẩy nhau Câu 12: Chọn câu đúng: Một vật trung hòa về đện nếu A/ mang nhiều điện tích dương hơn nhiều điện tích âm B/ mang điện tích âm bằng với điện tích dương C/ mang nhiều điện tích âm hơn điện tích dương D/ mất bao nhiêu điện tích âm thì nhận bấy nhiêu điện tích dương II/ Phần 2: tự luận Câu 1: Có mấy loại điện tích? Kể tên Câu 2: Các vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau thì như thế nào? Nhiễm điện khác loại đặt gần nhau thì như thế nào?