Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 16 môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

Câu 2: Chọn câu không dúng. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua

B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua

C. tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế  giữa hai đầu dây dẫn, với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn.

D. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua

doc 2 trang minhlee 10/03/2023 5220
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 16 môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_va_tu_luan_bai_16_mon_vat_li_lop_9_truon.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 16 môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. BÀI TẬP I/ Phần 1: Trắc nghiệm Câu 1: Định luật Jun-Len-xơ cho biết điện năng biến đổi thành. A. Cơ năng B. Năng lượng ánh sáng C. Hóa năng D. Nhiệt năng Câu 2: Chọn câu không dúng. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua: A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua C. tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn. D. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua Câu 3: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một điện trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t? Ut U 2t A. Q B. Q = Uit C. Q D. Q = I2Rt I R Câu 4: Mắc các dây dẫn vào một hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vòa điện trở dây dẫn? A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng gấp đôi. B. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa. C. Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa. D. Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn. Câu 5: Nếu đồng thời giảm điện trở dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn sẽ thay đổi như thế nào? A. Giảm đi 2 lần B. Giảm đi 4 lần C. Giảm đi 8 lần D. Giảm đi 16 lần Câu 6: Dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một điện trở 3k  trong thời gian 10 phút thì nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở này có giá trị nào dưới đây? A. Q = 7,2J. B. Q = 60J C. Q = 120J D. Q = 3600J II/ Phần 2: Tự luận (6 điểm) Câu 7: Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 3A. Dùng bếp này thì đun sôi được 2 lít nước từ nhiệt độ ban đàu 20oC trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K Câu 8: Thời gian đun sôi 1,5 lít nước của một ấm điện là 10 phút. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây nung của ấm là 220V. Tính điện trở của dây nung này, biết rằng nếu kể cả nhiệt lượng hao phí để đun sôi 1 lít nước thì cần nhiệt lượng là 420000J