Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 12 môn Vật lí Lớp 7 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

Câu 1: Vật phát ra âm to hơn khi nào?
  A. Khi vật dao động nhanh hơn.                       B. Khi vật dao động mạnh hơn.
   C. Khi tần số dao động lớn hơn.                       D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 2: Biên độ dao động là gì?
   A. Là số dao động trong một giây.
   B. Là độ lệch của vật trong một giây.
   C. Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được.
   D. Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.

doc 2 trang minhlee 10/03/2023 5660
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 12 môn Vật lí Lớp 7 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_va_tu_luan_bai_12_mon_vat_li_lop_7_truon.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm và tự luận Bài 12 môn Vật lí Lớp 7 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. BÀI TẬP I/ Phần 1: Trắc nghiệm Câu 1: Vật phát ra âm to hơn khi nào? A. Khi vật dao động nhanh hơn. B. Khi vật dao động mạnh hơn. C. Khi tần số dao động lớn hơn. D. Cả 3 trường hợp trên. Câu 2: Biên độ dao động là gì? A. Là số dao động trong một giây. B. Là độ lệch của vật trong một giây. C. Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được. D. Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động. Câu 3: Biên độ dao động của âm càng lớn khi A. Vật dao động với tần số càng lớn. B. Vật dao động càng nhanh. C. Vật dao động càng chậm. D. Vật dao động càng mạnh. Câu 4: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi? A. Vận tốc truyền âm. B. Tần số dao động của âm. C. Biên độ dao động của âm. D. Cả ba trường hợp trên. Câu 5: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây? A. 130 dB B. 180 dB. C. 100 dB. D. 70 dB. Câu 6: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Tần số dao động B. Biên độ dao động C. Thời gian dao động D. Tốc độ dao động Câu 7: Âm phát ra càng to khi: A. Nguồn âm dao động càng yếu. B. Nguồn âm dao động càng mạnh. C. Nguồn âm dao động càng nhanh. D. Nguồn âm dao động càng chậm. Câu 8: Khi nào nghe được âm to nhất trong các trường hợp sau: A. Âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ. B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ. C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ không đến tai. D. Âm phát ra đến tai sau âm phản xạ. Câu 9: Khi quan sát dao động một dây đàn thì: A. Dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao. B. Dây đàn càng to, âm phát ra càng cao. C. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to. D. Dây đàn càng căng, âm phát ra càng to. Câu 10: Khi gõ dùi vào mặt trống ta nghe thấy âm thanh thì: A. Gõ càng mạnh vào mặt trống, âm phát ra càng cao B. Gõ càng mạnh vào mặt trống, âm phát ra càng to C. Gõ liên tục vào mặt trống, âm phát ra càng to D. Gõ càng nhẹ vào mặt trống, âm phát ra càng to. II/ Phần 2: tự luận Câu 11: Điền vào chỗ trống Đơn vị đo độ to của âm là Dao động càng mạnh thì âm phát ra Dao động càng yếu thì âm phát ra