Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (Tiết 2) - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

Câu 1. Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ để phát triển, phù hợp với 

A. điều kiện kinh tế của đất nước.                          B. điều kiện văn hóa, xã hội của đất nước.

C. điều kiện của cá nhân.                                      D. điều kiện giáo dục, y tế của đất nước.

Câu 2. Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền được phát triển của công dân?

A. Công dân được hưởng đời sống vật chất phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.

B. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

C. Công dân được hưởng đời sống tinh thần phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.

D. Trong mọi hoàn cảnh, công dân phải được hưởng đời sống vật chất đầy đủ.

doc 2 trang minhlee 09/03/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (Tiết 2) - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_8_phap.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (Tiết 2) - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. BÀI 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN (TIẾT 2) Câu 1. Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ để phát triển, phù hợp với A. điều kiện kinh tế của đất nước. B. điều kiện văn hóa, xã hội của đất nước. C. điều kiện của cá nhân. D. điều kiện giáo dục, y tế của đất nước. Câu 2. Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền được phát triển của công dân? A. Công dân được hưởng đời sống vật chất phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. B. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. C. Công dân được hưởng đời sống tinh thần phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. D. Trong mọi hoàn cảnh, công dân phải được hưởng đời sống vật chất đầy đủ. Câu 3. Việc mở các trường chuyên cấp Trung học phổ thông ở các tỉnh và một số trường đại học là nhằm A. đảm bảo bình đẳng trong giáo dục. B. thực hiện đổi mới giáo dục. C. bồi dưỡng để phát triển tài năng. D. đa dạng các loại hình trường hoc. Câu 4. Theo Luật Bảo hiểm Y tế, Nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi. Việc làm này nhằm thực hiện A. quyền được phát triển của trẻ em. B. quyền được tham gia của trẻ em. C. quyền bình đẳng của trẻ em. D. quyền sống còn của trẻ em. Câu 5. M rất say mê đàn bầu. Em đã đạt một số giải thưởng âm nhạc. M đã viết đơn và được Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh BT đặc cách nhận vào học. Việc làm của Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh BT đã thực hiện A. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân. B. quyền được học không hạn chế của công dân. C. quyền sáng tạo của công dân. D. quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân. Bài tập vận dụng cao: Câu 1: Vì bị ông N là bố anh K, đối thủ của mình trong một cuộc thi thiết kế thời trang, đe dọa giết nên anh T hoảng sợ buộc phải kí cam kết dừng tất cả những hoạt động liên quan đến lĩnh vực thiết kế. Trong khi đó, anh K đã chủ động đề nghị và được chị S đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng thiết kế mới nhất của chị. Sau đó, anh K tự nhận mình là tác giả rồi gửi thiết kế đó tham dự cuộc thi trên. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Anh K và chị S. B. Anh K, ông N và chị S. C. Anh K và ông N. D. Anh K, chị S, ông N và anh T. Câu 2: Chị H đã bí mật sao chép bản thiết kế tác phẩm kiến trúc mà anh S mới hoàn thiện rồi dùng tên mình đăng kí quyền tác giả. Sau đó, theo đề nghị của ông K là Giám đốc một công ty, chị H đã đồng ý cho ông K sử dụng bản thiết kế đó để xây dựng khu nghỉ dưỡng của gia đình mình. Vô tình thấy bản thiết kế trong máy tính của chị gái, anh N em trai chị H đã sử dụng để làm đồ án tốt nghiệp và được hội đồng chấm đồ án đánh giá cao. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Chị H, anh N và ông K. B. Chị H, anh N, ông K và anh S. C. Chị H và anh N. D. Chị H và ông K. Câu 3: Chị B thuê anh S sao chép công thức chiết xuất tinh dầu đang trong thời gian chờ cấp bằng độc quyền sáng chế của anh A. Tuy nhiên, anh S đã bán công thức vừa sao chép được cho chị M vì chị M trả giá cao hơn. Sau đó, chị M nhận mình là tác giả của công thức chiết xuất tinh dầu trên rồi gửi tham dự cuộc thi sáng tạo. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Anh S và chị M. B. Anh S, chị M và chị B. C. Chị B và anh S. D. Anh A, chị M và chị B. Câu 4: Ông C thuê anh A và anh B thiết kế mẫu máy lọc nước tự động. Sau khi thử nghiệm sản phẩm thành công, ông C đã đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho thiết kế đó. Tuy biết rõ