Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Tuần 33: Luyện tập chương Tốc độ phản ứng - Cân bằng hóa học

Câu 17: Cho các phát biểu sau:
1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau.
2. Phản ứng bất thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 1 chiều xác định.
3. Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn.
4. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi.
5. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại.
Các phát biểu sai là

A. 2, 3. B. 3, 4. C. 3, 5. D. 4, 5.


 

pdf 3 trang minhlee 17/03/2023 540
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Tuần 33: Luyện tập chương Tốc độ phản ứng - Cân bằng hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_12_tuan_33_luyen_tap_chuong.pdf

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Tuần 33: Luyện tập chương Tốc độ phản ứng - Cân bằng hóa học

  1. TUẦN 33- TIẾT 65-66 LUYỆN TẬP CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG- CÂN BẰNG HÓA HỌC Câu 1. Để tăng hiệu suất thu khí SO2 từ phản ứng sau, biện pháp nào không đúng Na2SO3(l) + H2SO4(l) → Na2SO4(l) + SO2(k)↑ + H2O A. Dùng H2SO4 đặc. B. Tăng nồng độ Na2SO3 lên. C. Đun nóng hỗn hợp phản ứng. D. Tăng áp suất của hệ. o Câu 2. Cho 5g kẽm viên vào cốc đựng 50ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25 ). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ? A. Thay 5g kẽm viên bằng 5g kẽm bột. B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M. C. Thực hiện phản ứng ở 50oC. D. Dùng thể tích dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu. Câu 3. Cho phản ứng : MnOt , 0 2KClO3(r)   2 2KCl + 3O2(k) Yếu tố nào sau đây không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên A. Nhiệt độ. B. Diện tích bề mặt KClO3 C. Chất xúc tác MnO2 D. Áp suất của hệ. Câu 4. Cho phản ứng sau: CaCO3(r) + 2HCl(l) → CaCl2(l) + CO2(k) + H2O(l) Biện pháp nào sau đây không làm tăng tốc độ phản ứng A. Tăng nồng độ của dung dịch HCl. B. Đập nhỏ đá vôi. C. Đun nóng hỗn hợp phản ứng. D. Lấy bớt khí CO2 ra. Câu 5. Phản ứng nào sau đây khi thay đổi áp suất không làm cân bằng chuyển dịch A. 2SO2 + O2   2SO3 B. N2 + 3H2 2NH3 C. I2 + H2 2HI D. N2O4 2NO2 Câu 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt. C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác. Câu 7. Cho phản ứng : t0 C(r) + CO2(k)  2CO(k) ( H = +172 KJ) Để giảm bớt lượng khí CO thoát ra, biện pháp nào sau đây đúng A. Giảm áp suất của hệ B. Tăng nhiệt độ phản ứng C. Giảm bớt nồng độ CO2 D. Dùng chất xúc tác thích hợp
  2. C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm áp suất hệ phản ứng. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3. Câu 16. Cho cân bằng sau trong bình kín : 2NO2(k)   N2O4(k) Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có A. H 0, phản ứng tỏa nhiệt. C. H >0, phản ứng thu nhiệt. D. H <0, phản ứng tỏa nhiệt. Câu 17: Cho các phát biểu sau: 1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau. 2. Phản ứng bất thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 1 chiều xác định. 3. Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn. 4. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi. 5. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại. Các phát biểu sai là A. 2, 3. B. 3, 4. C. 3, 5. D. 4, 5.   Câu 18 : Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k) ; H < 0 Cho các biện pháp : (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? A. (2), (3), (4), (6) B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (4), (5) D. (2), (3), (5) Câu 19. Cho các cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k)(1) H2 (k) + I2 (k) 2HI (k)(2). 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k)(3) 2NO2 (k) N2O4 (k)(4). Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là: A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4). Câu 20. Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (k) + H2O (k) CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0. Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là: A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4).