Bài tập trắc nghiệm Chương III môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường 

A.  Bị hắt trở lại môi trường cũ.     B.  Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

C.  Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

D.  Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Câu 2: Pháp tuyến là đường thẳng 

A. Tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.  B. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc vuông tại điểm tới.

C. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới. D. Song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.

doc 10 trang minhlee 10/03/2023 2700
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Chương III môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_chuong_iii_mon_vat_li_lop_9_truong_thcs.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Chương III môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. 3 A. Thay đổi được. B. Không thay đổi được.C. Các thấu kính có tiêu cự như nhau. D. Thấu kính dày hơn có tiêu cự lớn hơn. Câu 31: Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng A. Truyền thẳng ánh sáng. B. Tán xạ ánh sáng. C. Phản xạ ánh sáng. D. Khúc xạ ánh sáng. Câu 32: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kỳ. B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm. C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính. D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính. Câu 33: Trục chính của thấu kính hội tụ là đường thẳng A. bất kỳ đi qua quang tâm của thấu kính. B. đi qua hai tiêu điểm của thấu kính . C. tiếp tuyến của thấu kính tại quang tâm. D. đi qua một tiêu điểm và song song với thấu kính. Câu 34: : Chùm tia ló của thấu kính hội tụ có đặc điểm là A. chùm song song. B. lệch về phía trục chính so với tia tới. C. lệch ra xa trục chính so với tia tới. D. phản xạ ngay tại thấu kính. Câu 35: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’; ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính ảnh A’B’ A. là ảnh ảo . B. nhỏ hơn vật. C. ngược chiều với vật. D. vuông góc với vật. Câu 36: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là A. ảnh ảo ngược chiều vật. B. ảnh ảo cùng chiều vật. C. ảnh thật cùng chiều vật. D. ảnh thật ngược chiều vật. Câu 37: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là A. ảnh thật, ngược chiều với vật. B. ảnh thật, cùng chiều với vật. C. ảnh ảo, ngược chiều với vật. D. ảnh ảo, cùng chiều với vật. Câu 38: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh là A. ảnh thật, ngược chiều với vật. B. ảnh thật luôn lớn hơn vật. C. ảnh ảo, cùng chiều với vật. D. ảnh và vật luôn có độ cao bằng nhau. Câu 43: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng vật AB thì A. OA = f. B. OA = 2f. C. OA > f. D. OA< f. Câu 44: Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng A. cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. B. cùng chiều với vật. C. ngược chiều với vật và lớn hơn vật. D. ngược chiều với vật. Câu 45: Khi một vật đặt rất xa thấu kính hội tụ, thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng A. bằng tiêu cự. B. nhỏ hơn tiêu cự. C. lớn hơn tiêu cự. D. gấp 2 lần tiêu cự. Câu 46: Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính A. 8cm. B. 16cm. C. 32cm. D. 48cm.
  2. 5 D. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính. Câu 57: Tiết diện của một số thấu kính phân kì bị cắt theo một mặt phẳng vuông góc với mặt thấu kính được mô tả trong các hình A. a, b, c. B. b, c, d. C. c, d, a. D. d, a, b. Câu 58: Kí hiệu thấu kính phân kì được vẽ như A. hình a. B. hình b. C. hình c. D. hình d. Câu 63: Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng A. tiêu cự của thấu kính. B. hai lần tiêu cự của thấu kính. C. bốn lần tiêu cự của thấu kính. D. một nửa tiêu cự của thấu kính. Câu 64: Xét đường đi của tia sáng qua thấu kính, thấu kính ở hình nào là thấu kính phân kì? A. hình a. B. hình b. C. hình c. D. hình d. Câu 65: Dùng một thấu kính hội tụ hứng ánh sáng Mặt Trời theo phương song song với trục chính của thấu kính thì A. chùm tia ló là chùm tia hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. B. chùm tia ló là chùm tia song song. C. chùm tia ló là chùm tia phân kỳ. D. chùm tia ló tiếp tục truyền thẳng. Câu 66: Tia tới song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15cm. Tiêu cự của thấu kính này là A. 15cm. B. 20cm. C. 25cm. D. 30cm. Câu 67: Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là A. 12,5cm. B. 25cm. C. 37,5cm. D. 50cm. Câu 68: Để có tia ló song song với trục chính của một thấu kính phân kỳ thì A. tia tới song song trục chính.B. tia tới có hướng qua tiêu điểm (cùng phía với tia tới so với thấu kính). C. tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính). D. tia tới bất kì có hướng không qua các tiêu điểm. Câu 69: Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật. C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.
  3. 7 Câu 101: : Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là đúng? A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ. B. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được. C. Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt. D. Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất. Câu 102: Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là sai? A. Khi nhìn vật ở xa thì tiêu cự của thể thủy tinh mắt lớn nhất. B. Khi nhìn vật ở xa vô cực mắt phải điều tiết tối đa. C. Khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt thay đổi theo độ tuổi. D. Mắt tốt, khi quan sát mà không phải điều điều tiết thì tiêu điểm của thể thuỷ tinh nằm trên màng lưới. Câu 103: Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng A. từ điểm cực cận đến mắt. B. từ điểm cực viễn đến vô cực. C. từ điểm cực cận đến điểm cực viễn. D. từ điểm cực viễn đến mắt. Câu 104: Khoảng cách nào sau đây được coi là khoảng nhìn thấy rõ ngắn nhất của mắt? A. Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn. B. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn. C. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận. D. Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới. Câu 105: Sự điều tiết mắt là sự thay đổi A. Độ cong của thể thủy tinh để ảnh của một vật nhỏ hơn vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới. B. Độ cong của thể thủy tinh để ảnh của một vật cùng chiều với vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới. C. Độ cong của thể thủy tinh để ảnh của một vật lớn hơn vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới. D. Vị trí của thể thủy tinh để ảnh của một vật nhỏ hơn vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới. Câu 106: Về phương diện tạo ảnh, mắt và máy ảnh có tính chất giống nhau là A. Tạo ra ảnh thật, lớn hơn vật. B. Tạo ra ảnh thật, bé hơn vật. C. Tạo ra ảnh ảo, lớn hơn vật. D. Tạo ra ảnh ảo, bé hơn vật. Câu 107: Mắt tốt khi nhìn vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu điểm của thể thủy tinh ở vị trí A. trên thể thủy tinh của mắt. B. trước màng lưới của mắt. C. trên màng lưới của mắt. D. sau màng lưới của mắt. Câu 108: Một đặc điểm của mắt mà nhờ đó mắt nhìn rõ được vật khi quan sát các vật xa, gần khác nhau là A. thể thủy tinh có thể thay đổi độ cong. B. màng lưới có thể thay đổi độ cong. C. thể thủy tinh có thể di chuyển được. D. màng lưới có thể di chuyển được. Câu 109: Tiêu cự của thể thủy tinh là dài nhất khi mắt quan sát vật ở A. điểm cực cận. B. điểm cực viễn. C. khoảng cực cận. D. khoảng cực viễn. Câu 110: : Khi nhìn một tòa nhà cao 10m ở cách mắt 20m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm. A. 0,5cm. B. 1,0cm. C. 1,5cm. D. 2,0cm. Câu 111: Một người nhìn rõ một vật. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là 2cm. Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt A. bằng 0cm. B. bằng 2cm. C. bằng 5cm. D. bằng vô cùng.
  4. 9 A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực cận của mắt. B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực cận của mắt. C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực cận của mắt.D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực cận của mắt. Câu 124: Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào ? A. Mắt cận, đeo kính hội tụ. B. Mắt lão, đeo kính phân kì. C. Mắt lão, đeo kính hội tụ. D. Mắt cận, đeo kính phân kì. Câu 125: Mắt của một người có khoảng cực viễn là 50cm. Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là thấu kính A. hội tụ có tiêu cự 50cm. B. hội tụ có tiêu cự 25cm. C. phân kỳ có tiêu cự 50cm. D. phân kỳ có tiêu cự 25cm. Câu 126: Mắt của bạn Đông có khoảng cực cận là 10cm, khoảng cực viễn là 50cm. Bạn Đông không đeo kính sẽ thấy vật cách mắt trong khoảng. A. từ 10cm đến 50cm. B. lớn hơn 50cm. C. lớn hơn 40cm. D. lớn hơn 10cm Câu 127: Khi không điều tiết, tiêu điểm mắt cận nằm ở A. trước màng lưới. B. trên màng lưới. C. sau màng lưới. D. trên thể thủy tinh. Câu 128: Khi không điều tiết, tiêu điểm mắt lão nằm ở A. trước màng lưới. B. trên màng lưới. C. sau màng lưới. D. trên thể thủy tinh. Câu 129: Khoảng cực cận của mắt cận A. bằng khoảng cực cận của mắt thường .B. lớn hơn khoảng cực cận của mắt thường. C. nhỏ hơn khoảng cực cận của mắt thường. D. lớn hơn khoảng cực cận của mắt lão. Câu 130: Khoảng cực cận của mắt lão A. bằng khoảng cực cận của mắt thường. B. lớn hơn khoảng cực cận của mắt thường. C. nhỏ hơn khoảng cực cận của mắt thường. D. nhỏ hơn khoảng cực cận của mắt cận. Câu 131: Khoảng nhìn rõ của mắt cận ( khoảng cách từ Cc đến Cv ) A. bằng khoảng nhìn rõ của mắt lão. B. lớn hơn khoảng nhìn rõ của mắt lão. C. nhỏ hơn khoảng nhìn rõ của mắt lão. D. bằng khoảng nhìn rõ của mắt bình thường. Câu 133: Mắt của bạn Đông không thể nhìn rõ các vật ở xa mắt hơn 50cm. Để khắc phục bạn ấy cần A. đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm. B. đeo sát mắt một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 50cm. C. không cần đeo kính. D. đeo kính hội tụ khi nhìn gần và đeo kính phân kỳ khi nhìn xa. Câu 134: Có thể dùng kính lúp để quan sát A. Trận bóng đá trên sân vận động. B. Một con vi trùng. C. Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay. D. Kích thước của nguyên tử. Câu 136: Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để A. ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật. B. ảnh của vật là ảnh thật cùng chiều, lớn hơn vật. C. ảnh của vật là ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật. D. ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật.