Bài tập trắc nghiệm Chương 3 môn Vật lí Lớp 9

Câu 4: Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối 

A. hấp thụ ít ánh sáng, nên cảm thấy nóng.   B. hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng.

C. tán xạ ánh sáng nhiều, nên cảm thấy nóng.   D. tán xạ ánh sáng ít, nên cảm thấy mát.

Câu 5: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

A. góc tới bằng 0. B. góc tới bằng góc khúc xạ.                 C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.              D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

doc 15 trang minhlee 10/03/2023 4580
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Chương 3 môn Vật lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_chuong_3_mon_vat_li_lop_9.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Chương 3 môn Vật lí Lớp 9

  1. 9 Câu 89: Buồng tối của máy ảnh có chức năng A. điều chỉnh lượng ánh sáng vào máy. B. không cho ánh sáng lọt vào máy. C. ghi lại ảnh của vật. D. tạo ảnh thật của vật. Câu 90: Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh với mục đích A. thay đổi tiêu cự của ống kính.B. thay đổi khoảng cách từ vật đến mắt. C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim. D. thay đổi khoảng cách từ vật đến phim. Câu 91: Trong máy ảnh, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường A. thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên. B. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim. C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính. D. đồng thời thay đổi vị trí của cả vật kính và phim. Câu 92: Gọi f là tiêu cự vật kính của máy ảnh. Để chụp được ảnh của một vật trên phim, ta phải đặt vật cách vật kính một khoảng d sao cho A. d 2f. Câu 93: Để chụp ảnh của một vật ở rất xa, cần phải điều chỉnh vật kính để A. tiêu điểm vật kính nằm rất xa phim.B. tiêu điểm vật kính nằm ở phía sau phim. C. tiêu điểm vật kính nằm trên phim.D. tiêu điểm vật kính nằm ở phía trước phim. Câu 94: Khi chụp ảnh một vật cao 1,5m đặt cách máy ảnh 6m. Biết khoảng cách từ vật kính đến phim là 4cm. Chiều cao ảnh của vật trên phim là A. 1cm. B. 1,5cm. C. 2cm. D. 2,5cm. Câu 95: Khi chụp ảnh một vật cao 4m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 2cm; khoảng cách từ vật kính đến phim là 4,5cm. Khoảng cách vật đến máy ảnh là: A. 2m. B. 7,2m. C. 8m. D. 9m. Câu 96: Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo lớn hơn vật.C. Ảnh thật nhỏ hơn vật. D. Ảnh thật lớn hơn vật. Câu 97: Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở A. Thể thủy tinh của mắt. B. Võng mạc của mắt. C. Con ngươi của mắt. D. Lòng đen của mắt. Câu 98: Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như A. Gương cầu lồi. B. Gương cầu lõm. C. Thấu kính hội tụ. D. Thấu kính phân kỳ. Câu 99: Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở A. Trước màng lưới của mắt.B. Trên màng lưới của mắt. C. Sau màng lưới của mắt.D. Trước tiêu điểm của thể thuỷ tinh của mắt. Câu 100: Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách A. Thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.B. Thay đổi đường kính của con ngươi C. Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh. D. Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới. Câu 101: : Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là đúng? A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ. B. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được. C. Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt. D. Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.
  2. 11 Câu 113: Biểu hiện của mắt lão là A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt. B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt. C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.D. không nhìn rõ các vật ở xa mắt. Câu 114: : Kính cận thích hợp là kính phân kỳ có tiêu điểm F A. trùng với điểm cực cận của mắt .B. trùng với điểm cực viễn của mắt. C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt .D. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt. Câu 115: Để khắc phục tật cận thị, ta cần đeo loại kính có tính chất như A. kính phân kì. B. kính hội tụ. C. kính lão. D. kính râm (kính mát). Câu 116: Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như A. kính phân kì. B. kính hội tụ. C. kính mát. D. kính râm. Câu 117: Tác dụng của kính cận là để A. nhìn rõ vật ở xa mắt. B. nhìn rõ vật ở gần mắt.C. thay đổi võng mạc của mắt. D. thay đổi thể thủy tinh của mắt. Câu 118: Tác dụng của kính lão là để A. nhìn rõ vật ở xa mắt. B. nhìn rõ vật ở gần mắt. C. thay đổi võng mạc của mắt. D. thay đổi thể thủy tinh của mắt Câu 119: chọn câu phát biểu đúng: A. Mắt cận nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa. B. Mắt cận nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần. C. Mắt tốt nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa. D. Mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần. Câu 120: Mắt cận cần đeo loại kính A. phân kỳ để nhìn rõ các vật ở xa. B. hội tụ để nhìn rõ các vật ở xa. C. phân kỳ để nhìn rõ các vật ở gần. D. hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần. Câu 121: Mắt cận có điểm cực viễn A. ở rất xa mắt. B. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường. C. gần mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường. D. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt lão. Câu 122: Tác dụng của kính cận là để A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt. B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt. C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực viễn của mắt. Câu 123: Tác dụng của kính lão là để A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực cận của mắt. B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực cận của mắt. C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực cận của mắt.D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực cận của mắt. Câu 124: Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào ?
  3. 13 C. ảnh của vật là ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật. D. ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật. Câu 137: Nhận định nào không đúng? Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy A. Ảnh cùng chiều với vật. B. Ảnh lớn hơn vật. C. Ảnh ảo. D. Ảnh thật lớn hơn vật. Câu 138: Kính lúp là Thấu kính hội tụ có A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ. B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp. C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ. D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn. Câu 139: Trong các kính lúp sau, kính lúp nào khi dùng để quan sát một vật sẽ cho ảnh lớn nhất? A. Kính lúp có số bội giác G = 5. B. Kính lúp có số bội giác G = 5,5. C. Kính lúp có số bội giác G = 6. D. Kính lúp có số bội giác G = 4. Câu 140: Số bội giác và tiêu cự ( đo bằng đơn vị xentimet ) của một kính lúp có hệ thức: 25 A. G = 25. f . B. G = . C. G = 25 + f . D. G = 25 – f . f Câu 141: Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp? A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm. B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm. C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm. D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Câu 142: : Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là A. f = 5m. B. f = 5cm. C. f = 5mm. D. f = 5dm. Câu 143: Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải A. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự. B. đặt vật trong khoảng tiêu cự. C. đặt vật sát vào mặt kính. D. đặt vật bất cứ vị trí nào. Câu 144: Dùng kính lúp có số bội giác 4x và kính lúp có số bội giác 5x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì: A. Kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh lớn hơn kính lúp có số bội giác 5x. B. Kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác 5x. C. Kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh bằng kính lúp có số bội giác 5x. D. Không so sánh được ảnh của hai kính lúp đó. Câu 145: Số bội giác của kính lúp A. càng lớn thì tiêu cự càng lớn. B. càng nhỏ thì tiêu cự càng nhỏ. C. và tiêu cự tỉ lệ thuận. D. càng lớn thì tiêu cự càng nhỏ. Câu 146: : Một kính lúp có tiêu cự f = 12,5cm, độ bội giác của kính lúp đó là: A. G = 10. B. G = 2. C. G = 8. D. G = 4. Câu 147: : kính lúp có độ bội giác G = 5, tiêu cự f của kính lúp đó là A. 5cm. B. 10cm. C. 20cm. D. 30cm. Câu 148: Trên hai kính lúp lần lượt có ghi “2x” và “3x” thì A. Cả hai kính lúp có ghi “2x” và “3x” có tiêu cự bằng nhau. B. Kính lúp có ghi “3x” có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi “2x”. C. Kính lúp có ghi “2x” có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi “3x”. D. Không thể khẳng định được tiêu cự của kính lúp nào lớn hơn. Câu 149: Câu trả lời nào không đúng?
  4. 15 Câu 155: Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng ở giữa có trục quay, chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau và tô màu lần lượt là đỏ, lục và lam. Cho vòng tròn quay thật nhanh nhìn mặt giấy ta nhận thấy có màu A. kẽ sọc đỏ và lục. B. kẽ sọc đỏ và lam. C. kẽ sọc lục và lam. D. trắng. Câu 156: : Chiếu ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu vàng vào cùng một vị trí trên tấm màn màu trắng, trong đó ánh sáng màu vàng bị chắn bởi tấm kính lọc màu xanh lam. Nhìn trên màn ta thấy có màu A. trắng. B. da cam. C. đỏ. D. xanh lam. Câu 157: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự trộn các ánh sáng màu? A. Chiếu ánh sáng tím với ánh sáng vàng vào cùng một chổ trên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có màu khác. B. Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu thích hợp lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng màu trắng. C. Chiếu ánh sáng trắng lên mặt ghi của đĩa CD cho tia phản xạ lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau. D. Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu khác nhau lần lượt lên tấm màn màu trắng. Ta lần lượt thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau. Câu 158: Khi trộn các ánh sáng có màu dưới đây. Trường hợp nào không tạo ra được ánh sáng trắng? A. Trộn ánh sáng đỏ, lục, lam với độ sáng thích hợp. B. Trộn ánh sáng đỏ cánh sen, vàng, lam với độ sáng thích hợp. C. Trộn ánh sáng vàng và lam với độ sáng thích hợp. D. Trộn ánh sáng đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím với độ sáng thích hợp. Câu 159: Chiếu ánh sáng tím qua kính lọc tím, ta thấy kính lọc có màu A. tím. B. đen. C. trắng. D. đỏ. Câu 154: Khi thấy vật màu trắng thì ánh sáng đi vào mắt ta có màu A. đỏ. B. xanh. C. vàng. D. trắng. Câu 155: Khi nhìn thấy vật màu đen thì A. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng trắng. B. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng xanh. C. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng đỏ. D. không có ánh sáng từ vật truyền tới mắt Câu 156: Ánh sáng tán xạ trên vật được truyền đi A. theo phương của ánh sáng tới. B. vuông góc với phương của ánh sáng tới. C. song song với phương của ánh sáng tới. D. theo mọi phương. Câu 157: : Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng? A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên. B. Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ. C. Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện. D. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương. Câu 158: Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành A. điện năng. B. nhiệt năng. C. cơ năng. D. hóa năng. Câu 159: Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra? A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng quang điện. C. Tác dụng từ. D. Tác dụng sinh học.