Bài tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Câu 1. Hành vi nào dưới đây, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.

B. Chủ cho thuê phòng phá khóa vào chữa cháy khi người thức không có mặt. 

C. Hàng xóm sang chữa cháy khi chủ nhân không có nhà.

D. Công an vào khám nhà khi có lệnh của Tòa án.

doc 1 trang minhlee 09/03/2023 6200
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_17_quyen_bat_kha_xam.doc

Nội dung text: Bài tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

  1. BÀI 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở Câu 1. Hành vi nào dưới đây, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ. B. Chủ cho thuê phòng phá khóa vào chữa cháy khi người thức không có mặt. C. Hàng xóm sang chữa cháy khi chủ nhân không có nhà. D. Công an vào khám nhà khi có lệnh của Tòa án. Câu 2. Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xạm phạm về chỗ ở của công dân? A. Ai cũng được khám nhà người khác nếu có chứng cứ người đó phạm tội. B. Người từ đủ 18 tuổi trở lên mới dược quyền khám nhà người phạm tội. C. Công an được vào khám nhà của công dân khi có lệnh của Tòa án. D. Thủ trưởng cơ quan được quyền khám nhà của nhân viên. Câu 3. Hành vi nào dưới đây không xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Ông H vào phòng anh D ở nhờ khi chưa được sự đồng ý của anh. B. Anh T sang nhà hàng xóm tìm gà sổng chuồng khi không có ai ở nhà. D. Công an khám nhà tội phạm khi có lệnh của thủ trường cơ quan điều tra. C. Thấy nhà bạn không khóa cửa, bà H mở cửa vào chờ chủ nhà về. Câu 4. Nghi ngờ B lấy cắp điện thoại của mình, T tự ý vào phòng B khám xét. Hành vi này xâm phạm A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. B. quyền bí mật đời tư của công dân. C. quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân. D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dàn. Câu 5. Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác, là xâm phạm quyền nào sau đây? A. Quyền bí mật đời tư của công dân. B. Quyền tự do tuyệt đối của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. Bài tập tình huống: Ông A là chủ nhà trọ đã kí hợp đồng cho cô B thuê 1 phòng trọ trong thời hạn hai năm. Sau 3 tháng kể từ khi kí hợp đồng, cô B đã thực hiện đúng các thỏa thuận đã kí trong hợp đồng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ông A lại tự ý mở cửa để vào phòng trọ của cô B. Cô B phản đối vì cho rằng hành vi của ông A đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của cô. Ông A cho rằng ông là chủ nhà nên có quyền vào bất kì khi nào ông muốn. Em có đồng ý với suy nghĩ và hành động của ông A không? Vì sao?