Bài tập luyện thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân Lớp 12
Câu 1. Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành
A. một quy phạm pháp luật. B. một quy định pháp luật.
C. một thể chế pháp luật. D. một ngành luật.
Câu 2. Nội dung của văn bản luật cấp dưới không được trái với nội dung của văn bản luật cấp trên là thể hiện
A. tính bắt buộc chung. B. quy phạm phổ biến.
C. tính cưỡng chế. D. tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 3. Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính cưỡng chế. D. tính xác định chặt chẽ về hình thức.
File đính kèm:
bai_tap_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12.doc
Nội dung text: Bài tập luyện thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân Lớp 12
- D. kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh. Câu 11. Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được đăng kí kinh doanh? A. 17 tuổi. B. 18 tuổi. C. 20 tuổi. D. 21 tuổi. Câu 12. Ở nước ta, đối tượng nào dưới đây có quyền thành lập doanh nghiệp? A. Tất cả mọi người. B. Tổ chức cá nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp. C. Người làm trong các cơ quan nhà nước. D. Người không phải là cán bộ công chức nhà nước. Câu 13. Hoạt động nào sau đây không cần đăng kí kinh doanh? A. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. B. Doanh nghiệp tư nhân. C. Hợp tác xã sản xuất rau sạch. D. Công ty trách nhiệm hữu hạn. Câu 14. Để giải quyết việc làm cho người lao động, pháp luật khuyến khích các nhà sản xuất, kinh doanh bằng nhiều biện pháp để A. mở rộng thị trường kinh doanh. B. tạo ra nhiều việc làm mới. C. xuất khẩu lao động. D. đào tạo nghề cho lao động. Câu 15. Nhà nước ban hành các qui định về ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhằm mục đích khuyến khích doanh nghiệp A. giúp cho người lao động tăng thu nhập. B. có khả năng sử dụng nhiều lao động. C. sản xuất kinh doanh mở rộng qui mô. D. các chủ thể kinh tế ngày một phát triển làm giàu. Câu 16. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp. B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. C. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp. D. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 17. Nhà nước sử dụng công cụ chủ yếu nào dưới đây để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? A. Tỉ giá ngoại tệ. B. Thuế. C. Lãi suất ngân hàng. D. Tín dụng. Câu 18. Thuế tính trên khoản tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng là thuế nào sau đây? A. Thu nhập. B. Tiêu thụ đặc biệt. C. Giá trị gia tăng. D. Thu nhập cá nhân. Câu 19. Nội dung nào dưới đây nói về quyền tự do kinh doanh của công dân? A. Công dân có quyền kinh doanh khi đủ điều kiện. B. Công dân được kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. C. Công dân có quyền tuyệt đối trong lựa chọn mặt hàng kinh doanh. D. Công dân có quyền kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào. Câu 20. Một trong những nội dung của quyền tự do kinh doanh của công dân là A. công dân có đủ điều kiện sẽ được đăng kí kinh doanh. B. công dân được kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. C. công dân có quyền tuyệt đối trong lựa chọn mặt hàng kinh doanh. D. công dân có quyền kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào. Câu 21. Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Bình đẳng trong lựa chọn loại hình kinh doanh. B. Bình đẳng trong việc tìm kiếm thị trường kinh doanh. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng trong tự do lựa chọn hình thức kinh doanh. Câu 22. Khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh. Đây là nội dung quyền tự do kinh doanh của A. công dân. B. tổ chức. C. Nhà nước. D. Quốc hội. Câu 23. Những trường hợp nào dưới đây được thực hiện quyền tự do kinh doanh? A. Người chưa thành niên.
- Câu 36. Chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lĩnh vực A. kinh tế. B. xã hội. C. văn hoá. D. quốc phòng, an ninh. Câu 37. Áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ là trách nhiệm của A. nhân dân. B. xã hội. C. nhà nước. D. gia đình. Câu 38. Mở rộng các cơ sở sản xuất có khả năng sử dụng nhiều lao động thuộc nội dung cơ bản của pháp luật về A. phát triển kinh tế. B. các lĩnh vực xã hội. C. chính trị. . D. quốc phòng, an ninh. Câu 39. Để giải quyết việc làm cho người lao động, pháp luật khuyến khích các nhà sản xuất, kinh doanh làm điều gì sau đây? A. Mở rộng thị trường kinh doanh. B. Tạo ra nhiều việc làm mới. C. Xuất khẩu lao động. D. Đào tạo nghề cho lao động. Câu 40. Pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội quy định về việc A. ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội. B. phòng chống thiên tai. C. thúc đẩy phát triển dân số. D. phòng chống thất nghiệp. Câu 41. Để phòng chống tệ nạn, pháp luật quy định về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có A. bài trừ tệ nạn ma túy, mại dâm. B. bài trừ nạn hút thuốc lá. . C. cấm người dân uống rượu. D. hạn chế tác hại của ma túy. Câu 42. Một trong những nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội là A. xoá đói, giảm nghèo. B. phát triển kinh tế. C. phát triển văn hoá. D. bảo vệ môi trường. Câu 43. Trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, luật nào dưới đây quy định nhà nước phải áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu để giảm tỉ lệ mắc bệnh, tăng tuổi thọ cho người dân? A. Luật Bảo hiểm y tế. B. Luật Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. C. Luật Bảo vệ trẻ em. D. Luật Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Câu 44. Đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội nhất là mại dâm ma túy được quy định trong luật nào dưới đây? A. Hiến pháp và Luật Phòng chống ma túy. B. Hiến pháp, Luật Phòng chống ma túy. C. Luật phòng chống ma túy và Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm. D. Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm. Câu 45. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ thuộc nội dung cơ bản của pháp luật về A. phát triển kinh tế. B. các lĩnh vực xã hội. C. quốc phòng, an ninh. D. chính trị. Câu 46. Sự gia tăng nhanh lên số là một trong các nguyên nhân làm cho đất nước phát triển A. không bền vững. B. không hiệu quả. C. không liên tục. D. không mạnh mẽ. Câu 47. Hiện nay, các tỉnh từ hình thành nhiều khu công nghiệp ở nông thôn. Mục đích quan trọng nhất mật nhà nước ta hướng đến là A. giải quyết việc làm cho người lao động. B. tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh phát triển. C. giúp kinh tế xã hội các tỉnh năng động hơn. D. sản xuất và cung cấp hàng hoá thuận lợi. Câu 48. Phát biểu nào sau đây là sai về chính sách của Nhà nước trong việc phòng chống tệ nạn xã hội? A. Trộm cướp sẽ bị xử lí. B. Khuyến khích tập thể dục. C. Khuyến khích buôn lậu. D. Người vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. Câu 49. Chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội thể hiện sự quan tâm của nước ta đối với lĩnh vực A. kinh tế - xã hội. B. văn hoá giáo dục. C. việc làm thu nhập. D. quốc phòng an ninh. Câu 50. Trong các vấn đề xã hội thì yếu tố nào dưới đây luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm bởi vì nó có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường của đất nước?
- A. xin phép chứng nhận về môi trường. B. định hướng đánh giá hiện trạng môi trường. C. phối hợp với nhà nước để bảo vệ môi trường. D. thực hiện các qui định của pháp luật về môi trường. Câu 65. Đối với các hành vi phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì pháp luật nước ta A. khuyến khích. B. hạn chế. C. giúp đỡ. D. ngăn cấm. Câu 66. Đối với các hành vi khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài động vật quý hiếm, đánh bắt sinh vật bằng công cụ hủy diệt thì pháp luật nước ta A. ngăn cấm. B. hạn chế. C. giúp đỡ. D. khuyến khích. Câu 67. Bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường | trong sản xuất kinh doanh là các nội dung về A. bảo vệ môi trường. B. bảo tồn môi trường. C. bảo đảm môi trường. D. khuyến khích môi trường. Câu 68. Phân chia trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường dựa trên cơ sở A. tính chất, mức độ vi phạm. B. tính chất hoàn cảnh vi phạm. C. mức độ, điều kiện vi phạm. D. điều kiện hoàn cảnh vi phạm. Câu 69. Trong các hoạt động bảo vệ môi trường sau, hoạt động bảo vệ môi trường nào dưới đây được xác định là có tầm quan trọng đặc biệt? A. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. B. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư. C. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. D. Bảo vệ rừng. Câu 70. Theo pháp luật về bảo vệ môi trường thì mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải A. nộp thuế hoặc trả tiền thuế. B. khai thác triệt để, mạnh mẽ. C. giao cho chủ đầu tư nước ngoài. D. do nhân dân khai thác và sử dụng. Câu 71. Tác động của việc bảo vệ môi trường A. làm cho môi trường luôn sạch và không ô nhiễm. B. làm cho nền kinh tế phát triển bền vững. C. bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên của đất nước. D. bảo vệ được tài nguyên rừng đang ngày cạn kiệt. Câu 72. Để bảo vệ môi trường, những hành vi nào dưới đây pháp luật nghiêm cấm? A. Bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. B. Bảo vệ môi trường rừng và các tài nguyên thiên nhiên. C. Không săn bắt động vật quý hiếm. D. Phá hoại khai thác trái phép rừng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Câu 73. Để bảo vệ môi trường, hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm? A. Phục hồi môi trường. B. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. C. Chôn lấp chất độc chất phóng xạ. D. Bồi thường thiệt hại theo quy định. Câu 74. Đâu không phải là biện pháp hiệu quả để giữ cho môi trường trong sạch? A. Các nhà máy phải có hệ thống xử lý chất gây ô nhiễm. B. Thu gom, xử lí tốt rác thải sinh hoạt. C. Mỗi người phải chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường. D. Bình luận về chính sách môi trường của Nhà nước. Câu 75. Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế nhằm mục đích nào dưới đây? A. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng. B. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên để chống thất thoát. C. Hạn chế việc sử dụng để cho phát triển bền vững. D. Sử dụng hợp lí, ngăn chặn khai thác bừa bãi, chống xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt. Câu 76. Để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường phải gắn kết với A. phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội. B. ổn định chính trị và bảo đảm tiến bộ xã hội. C. phát triển kinh tế và ổn định chính trị. D. ổn định chính trị và văn hoá. Câu 77. Phát biểu nào sau đây là sai về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?
- Câu 90. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là A. bảo vệ an ninh quốc gia. B. an ninh quốc gia. C. an ninh. D. quốc phòng. Câu 91. Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là lực lượng A. bộ đội biên phòng. B. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. C. dân quân tự vệ. D. Công an nhân dân và Bộ đội Biên phòng. Câu 92. Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là A. từ 18 đến 27 tuổi. B. từ 17 tuổi đến 27 tuổi. C. từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. D. từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi. Câu 93. Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự? A. Đủ 17. B. Đủ 18. C. Đủ 19. D. Đủ 20. Câu 94. Những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế nền xã hội an ninh quốc phòng, đối ngoại độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. B. hoạt động xâm phạm quốc phòng an ninh. C. hoạt động xâm phạm an toàn quốc gia. D. hoạt động xâm phạm an ninh quốc phòng. Cấu 95. Hiến pháp nước ta quy định, đối với công dân, bảo vệ Tổ quốc là A. việc làm của công dân. B. nghĩa vụ củi mọi công dân. C. quyền của mọi công dân. D. nghĩa vụ và quyền của công dân. Câu 96. Tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là trách nhiệm nghĩa vụ của A. mọi công dân. B. lực lượng quân đội và công an. C. lục lượng quân đội chủ lực. D. mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Câu 97. Theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2016), thanh niên đã bị phạt tiền trốn tránh nghĩa vụ quân sự mà còn tái phạm sẽ bị A. phạt hành chính. B. xử phạt hình sự. C. xử phạt dân sự. D. xử phạt kỉ luật. Câu 98. Bảo vệ chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ là nội dung cơ bản của pháp luật về A. phát triển kinh tế. B. phát triển các lĩnh vực xã hội C. bảo vệ môi trường. D. quốc phòng an ninh Câu 99. Pháp luật về quốc phòng an ninh quy định nội dung nào sau đây? A. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc. B. Phòng, chống thiên tai. C. Bảo vệ di sản văn hoá. D. Bảo vệ môi trường. Câu 100. N là lao động trực tiếp nuôi dưỡng mẹ không còn khả năng lao động, ba N mất sớm. Vậy khi đủ 18 tuổi N sẽ được A. miễn dăng kí nghĩa vụ quân sự. B. vẫn phải đăng kí nghĩa vụ quân sự. C. được hoãn 1 năm đăng kí nghĩa vụ quân sự. D. được hoãn 1 năm đăng kí nghĩa vụ quân sự. Câu 101. Hành vi của công dân Việt Nam cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập chủ quyền thống nhất lãnh thổ Việt Nam, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. tội phản bội Tổ quốc. B. tội bạo loạn. C. tội khủng bố. D. tội phá rối an ninh.