Bài tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020
1. Văn bản trên của ai? Sáng tác trong hoàn cảnh nào? Giới thiệu vài nét về tác giả?
2. Quan niệm về “chí làm trai” trong hai câu đề có gì mới mẻ so với quan niệm “làm trai” trong thơ ca trung đại.
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_tap_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2019_2020.docx
Nội dung text: Bài tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020
- BÀI TẬP KHỐI 11 – HKII NĂM HỌC 2019 - 2020 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai ? Non sông đã mất, sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài Muốn vượt bể Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. 1. Văn bản trên của ai? Sáng tác trong hoàn cảnh nào? Giới thiệu vài nét về tác giả? 2. Quan niệm về “chí làm trai” trong hai câu đề có gì mới mẻ so với quan niệm “làm trai” trong thơ ca trung đại. 3. Nhân vật trữ tình đã thể hiện ý thức trách nhiệm của mình ra sau trong hai câu thực? Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai ? 4. Nêu cảm nhận về thái độ của nhân vật trữ tình trong câu thơ: Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài? 5. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của anh/chị về lí tưởng cứu nước cao cả của tác giả? 2. BÀI TẬP 2 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; 1. Văn bản trên trược trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả đó. 2. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong 4 dòng thơ đầu? Vì sao nhân vật trữ tình lại muốn “tắt nắng”, “buộc gió”? 3. Phân tích tác dụng của điệp ngữ “này đây” 4. Từ các hình ảnh ong bướm, tuần tháng mật, hoa của đồng nội, lá của cành tơ, yến anh, khúc tình si, nêu cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên. 1