Bài tập đọc hiểu học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10+11 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Bích Hạnh

Câu 1. Chỉ ra một biểu hiện của thái độ sống lạc quan được nêu trong đoạn trích (0,5đ)

Câu 2. Hình ảnh “con số không” trong đoạn tríchcó ý nghĩa như thế nào? (0,5đ)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm của tác giả: “Lúc biết mình đang đi vào cái vòng tròn của con số không, tôi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy”. (1đ)

docx 4 trang minhlee 11/03/2023 1720
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập đọc hiểu học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10+11 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Bích Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_doc_hieu_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_1011_nam_hoc_2020.docx

Nội dung text: Bài tập đọc hiểu học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10+11 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Bích Hạnh

  1. GV. Võ Thị Bích Hạnh 2020 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10, 11 - HỌC KỲ 2 BÀI TẬP ĐỌC HIỂU  BÀI 1  Đọc hiểu: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn sẽ làm gì khi có một ngày thức dậy thấy bên mình không còn việc gì nữa cả. Tiền trong túi không còn, việc làm không có, người yêu chia tay, bạn bè, gia đình ở xa Cuộc sống coi như mất hết ý nghĩa. Vậy mà đến lúc đó, tôi lại tự dưng mỉm cười. Con số không tròn trĩnh để người ta soi mình vào đó và chợt nhận ra những thất bại. Như một chiếc gương soi trung thực để thấy ta từ thuở tập bò, tập đi, vội vàng tập chạy, rồi thì vấp ngã. Có kẻ ngã rồi nằm luôn, có kẻ gượng dậy để ngã tiếp. Trong suốt cuộc đời bao nhiêu lần ta ngã, bao nhiêu lần đứng dậy, ta có nhớ hết không? Khi tiền trong túi không còn, tôi nghĩ đến hàng triệu người trên thế giới vẫn còn đang đói khát. Khi việc làm không có, tôi tin cũng có hàng triệu người khác cũng đang chạy đôn chạy đáo tìm việc như mình. Khi tình yêu tan vỡ, tôi viết thêm vào thời gian biểu của mình một số giờ học thêm hoặc đi ngủ. Và rồi tôi mỉm cười. Cuộc sống vẫn cứ trôi. Đôi khi ta chao đảo. Rồi sau đó ta sẽ nhận ra và lấy lại thế cân bằng. Một câu danh ngôn nào đấy đại ý là như vậy. Hình như tôi là người lạc quan. Và khi người ta no đủ, người ta sẽ không thể có được cảm giác thử sức khao khát và hy vọng. Bởi vậy cho đến già ta vẫn cứ là bé thơ khi chơi thứ đồ chơi này đến chán ngấy rồi lại đòi thứ khác. Tôi khao khát no đủ nhưng sẽ chẳng bao giờ no đủ. Lúc biết mình đang đi vào cái vòng tròn của con số không, tôi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy. Có biết bao nhiêu người trên trái đất này tìm ý nghĩa cuộc sống bằng cách ban tặng cuộc đời mình đến những nơi xa xôi, những người cùng khổ. Thế thì tại sao ta thấy đời mất hết ý nghĩa khi lại bắt đầu bằng bàn tay trắng? Hãy cứ tin đi, bằng cách mỉm cười khi mình thất bại, sẽ thấy cuộc đời lại mỉm cười. Khi ta không còn gì hết, không có gì hết, đời sẽ ban tặng ta một cái gì đó mới mẻ hơn, hạnh phúc hơn. Sau hạnh phúc là bất hạnh, đi hết bất hạnh rồi sẽ gặp hạnh phúc. Điều đó chẳng phải là quy luật hay sao? (Trích “Bài học của thầy” – Trang 32 – NXB Hà Nội – Năm 2016) Câu 1. Chỉ ra một biểu hiện của thái độ sống lạc quan được nêu trong đoạn trích (0,5đ) Câu 2. Hình ảnh “con số không” trong đoạn tríchcó ý nghĩa như thế nào? (0,5đ) Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm của tác giả: “Lúc biết mình đang đi vào cái vòng tròn của con số không, tôi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy”. (1đ) Câu 4. Anh/chị rút ra thông điệp nào có ý nghĩa nhất từ đoạn trích trên? Vì sao? (1đ) BÀI 2  Đọc hiểu: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt thì vẫn cứ nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó. Nếu ai có bộ mặt không xinh đẹp thì gương không bao giờ nói dối, nịnh xằng là xinh đẹp. Nếu ai mặt nhọ, gương nhắc nhở ngay. Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo như để an ủi, sẻ chia cho người đỡ buồn phiền sầu khổ. Là người, ai dám tự bảo mình là trong sáng suốt đời như tấm gương kia. Thiếu gì kẻ ác độc, nịnh hót, hớt lẻo, dối trá, có kẻ còn tham lam mà bảo trắng là đen, gọi xấu là tốt đấy sao. Không một ai mà không soi gương, tư già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Soi gương nhiều nhất có lẽ là các chị chúng ta, những cô gái càng xinh đẹp thì càng thích soi gương. Không hiểu ông Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có lúc nào soi gương để buồn phiền cho gương mặt xấu xí của mình, để rồi làm ra bài phú “Hoa sen giếng ngọc” nổi tiếng bao đời. Anh Trương Chi nữa, anh ngồi trên con thuyền lơ lửng mặt sông, có soi vào dòng nước để tủi cho 1
  2. GV. Võ Thị Bích Hạnh 2020 Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt? (0.5 điểm) Câu 2: Phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản? (0.5 điểm) Câu 3. Trong vế câu “Sự thờ ơ với cuộc sống sẽ tạo ra những vết nhăn trong tâm hồn”, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nêu cách hiểu ngắn gọn của anh chị về nghĩa của từ đó. (1.0 điểm) Câu 4. Văn bản gửi đến anh/chị thông điệp gì (trả lời ngắn gọn)? (1.0 điểm) BÀI 5  Đọc hiểu: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: “Năm 20 của thế kỷ 20 Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ. Ôi những ngày xưa Mưa xứ Huế Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi! Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời Đất lai láng những là nước mắt Có lẽ vậy thôi Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt Trên dòng sông mù sương Tôi đã khô như cây sậy bên đường Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót Một tiếng ca lảnh lót cho đời Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi!” (Một nhành xuân – Tố Hữu) Câu 1. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất được thể hiện trong 7 dòng thơ cuối? Câu 3. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh mặt trời và nước mắt trong đoạn thơ? Câu 4. Cụm từ Có lẽ vậy thôi thể hiện điều gì trong tư tưởng, tình cảm của nhân vật trữ tình? BÀI 6  Đọc hiểu: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới: Điều gì là quan trọng? Chuyện xảy ra tại một trường trung học. Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh: - Các em có thấy gì không? Cả phòng học vang lên câu trả lời: - Đó là một vệt đen. Thầy giáo nhận xét: - Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Và thầy kết luận: - Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. (Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. 3