Bài giảng Sinh học Lớp 10 - Bài 25, 26, 27: Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật - Đỗ Thị Thanh Liêm

*Áp dụng:

Nếu số lượng tế bào ban đầu N0= 105 tế bào thì sau 2 giờ số lượng tế bào trong bình (Nt) là bao nhiêu ?(g = 20 phút)

-Sau 2 giờ vi khuẩn E.coli phân chia 6 lần

     n = t : g  = (60 x 2): 20 = 6

à Số lượng tế bào trung bình là:

Nt = N0 x 2n  = 105 x 26  = 6.400.000  (tế bào)

ppt 45 trang minhlee 14/03/2023 3100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 10 - Bài 25, 26, 27: Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật - Đỗ Thị Thanh Liêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_10_bai_25_26_27_sinh_truong_sinh_san.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học Lớp 10 - Bài 25, 26, 27: Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật - Đỗ Thị Thanh Liêm

  1. TRƯỜNG THCS & THPT MỸ HÒA HƯNG GV: ĐỖ THỊ THANH LIÊM
  2. BÀI 25, 26, 27: SINH TRƯỞNG, SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT NỘI DUNG CHÍNH: I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG. (Mục II. Bài 25 HS tự đọc SGK) II.SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT. III.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA VSV.
  3. SựDấu sinh hiệu trưởng thể hiệnở sinh sự vật sinh bậc trưởng cao là của sự sinhtăng vật lênbậc về caokích là thước gì ? và khối lượng của cơ thể. Không nhất thiết phải có sự sinh sản ngay.
  4. I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG : 1. Khái niệm : Sinh trưởng của quần thể VSV là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. 2. Thời gian thế hệ : a. VD: Phân chia PC lần 2 PC lần 3 PC lần n lần 1 1TB 2TB 4TB 8TB ? TB 20 phút 20 phút 20 phút 20 phút Số lượng TB thay đổi như thế nào cứ sau 20ph ?
  5. - Sau 1 thời gian thế hệ, số tế bào sẽ tăng gấp đôi. - Từ 1 tế bào: + Cứ 1 lần phân chia → 2 tế bào = 21 + 2 lần phân chia → 4 tế bào = 22 + 3 lần phân chia → 8 tế bào = 23 + n lần phân chia → ? = 2? - Từ N0 tế bào, sau n lần phân chia → ??? - Số lượng tế bào của quần thể sau n lần n phân chia là: N0* 2
  6. *Áp dụng: 5 Nếu số lượng tế bào ban đầu N0= 10 tế bào thì sau 2 giờ số lượng tế bào trong bình (Nt) là bao nhiêu ?(g = 20 phút) - Sau 2 giờ vi khuẩn E.coli phân chia 6 lần n = t : g = (60 x 2): 20 = 6 → Số lượng tế bào trung bình là: n 5 6 Nt = N0 x 2 = 10 x 2 = 6.400.000 (tế bào)
  7. III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT: Chất dinh dưỡng Các yếu tố ảnh Chất hóa học Chất ức chế sinh hưởng đến sinh trưởng trưởng của VSV Các yếu tố lí học Nhiệt độ Độ ẩm pH Áp suất thẩm thấu Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của Ánh sáng VSV?
  8. 1. Chất hóa học a. Chất dinh dưỡng + Các chất hữu cơ: cácbohiđrat, prôtein, lipit → cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. + Một số chất vô cơ chứa các nguyên tố vi lượng: Zn, Mn, Bo, Mo, Fe → có vai trò trong quá trình hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim. Các hợp chất dinh dưỡng có ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng của sinh vật?
  9. 1. Chất hóa học a. Chất dinh dưỡng - Vi sinh vật khuyết dưỡng không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng. - Vi sinh vật nguyên dưỡng tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng. VìNếusao, E. colicó thể khuyếtdùngThế dưỡngvi nàosinh làtriptôphan VSVvật khuyết nguyên âmdưỡng(ví có khả dụ Enăng.coli pháttriptôphan triển trênâm)dưỡng, thựcđể phẩm VSVkiểm chứng khuyếttra thựctỏ thựcphẩm phẩmcó tritôphancó triptôphanhay không?và ngược lại.dưỡng?
  10. - Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong các bệnh viện, trường học và gia đình? + Cồn, nước javen (natri hipôclorit), chất kháng sinh, thuốc tím - Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút? + Ngâm trong nước muối làm cho TB co nguyên sinh, làm cho VSV không phân chia. + Thuốc tím có khả năng ôxi hóa mạnh. - Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không? + Xà phòng không phải là chất diệt vi khuẩn mà chỉ loại vi khuẩn nhờ bọt và khi rửa thì vi sinh vật bị rửa đi.
  11. 2. Các yếu tố lí học a. Nhiệt độ - Ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng sinh hoá trong TB. - Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia sinh Nhiệt độ ảnh vật làm bốn nhóm: Ưa lạnh, ưa ấm, ưa nhiệt và ưa hưởng như thế siêu nhiệt. Căn cứnào vào đến khả sinh năngtrưởng chịu nhiệt,của VSV? VSVNhiệtVìNhiệtsao kíđộsinhđộ cótrongnàothểđộng tủgiữthích lạnhvậtthức thườnghợpthườngngườiăncho tươnglàlà tasự1những –chiasinh4đốioC, VSVlâu trưởngở nhiệttrongưa độcủaấmtủ lạnh?VSV(này20 –cáckí40 sinhVKoC). kíđộng sinhvật? bị ức chế.VSV làm mấy nhóm?
  12. 2. Các yếu tố lí học c. pH - Ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP. - Dựa vào độ pH của môi trường, người ta có thể chia VSV thành ba nhóm chính: ưa axit, ưa kiềm và trung tính. Sản phẩm củaDựasữa vàochua độ pHlà axitcủa lactic,môi trườngaxit lactic làm VìpH saomôitrongtrườngcó sữathểgiảm, chiachua VSVgâyhầuức làmnhưchế mấykhônghoạt nhóm?độngcó VSVcủa gâycác bệnh?VSV gây bệnhpH có. ảnh hưởng gì đến VSV?
  13. 2. Các yếu tố lí học e. Áp suất thẩm thấu Ảnh hưởng đến sự phân chia của vi khuẩn. Áp suất thẩm thấu có ảnh hưởng như thế nào đến VSV ?
  14. Câu 1: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là: A. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể B. Sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể C. Sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể D. Sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể
  15. Câu 3: Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 10 lần phân chia từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là: A. 1024 B. 1240 C. 1420 D. 200
  16. Câu 5: Vi sinh vật khuyết dưỡng A. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng C. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng D. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể
  17. Câu 7: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là: A. Chất ức chế sinh trưởng B. Nhân tố sinh trưởng C. Chất dinh dưỡng D. Chất hoạt hóa enzim
  18. Câu 9: Vi khuẩn lactic thích hợp với môi trường nào sau đây? A. Axit B. Kiềm C. Trung tính D. Axit hoặc kiềm tùy vào nhiệt độ của môi trường
  19. Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Quần thể vi sinh vât ban đầu có 7 tế bào, sinh trưởng sau một thời gian là 4 giờ. Em hãy tính số lượng tế bào trong quần thể đó? Cho biết thời gian thế hệ là g = 20 phút. Câu 2: Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?
  20. Trả lời các câu hỏi sau: Câu 3: Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng khác được không, vì sao?
  21. Trả lời các câu hỏi sau: Câu 4: Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau : - Môi trường a gồm : nước, muối khoáng và nước thịt. - Môi trường b gồm : nước, muối khoáng, glucôzơ và tiamin (vitamin B1) - Môi trường c gồm : nước, muối khoáng, glucôzơ. Sau khi nuôi ở tủ ấm 37oc một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, trong khi môi trường c vẫn trong suốt. a) Môi trường a, b và c là loại môi trường gì? b) Hãy giải thích kết quả thực nghiệm. c) Glucôzơ, tiamin và nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn?
  22. Gợi ý trả lời: Câu 4b) Giải thích kết quả thí nghiệm: Tụ cầu vàng muốn phát triển chúng đòi hỏi vitamin và các hợp chất phức tạp trong nước thịt, glucôzơ nên môi trường a, b, phù hợp còn môi trường c là môi trường khoáng nên nó không phát triển được. Câu 4c) Vai trò của glucôzơ, tiamin, nước thịt: + Glucôzơ: là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng cho vi khuẩn. + Tiamin: vai trò hoạt hóa các enzim. + Nước thịt: là hợp chất cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.
  23. Dặn dò về nhà - Xem trước bài 29, 31, 32. + Virut có cấu tạo hình thái như thế nào? + Chu trình nhân lên của virut gồm những giai đoạn nào? + Thế nào là bệnh truyền nhiễm, có thể lan truyền theo các con đường nào? + Thế nào là miễn dịch? Có mấy loại miễn dịch? - Bài 30.mục II và bài 31 HS tự đọc.