Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 96: Các thành phần biệt lập - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

nChúng ta hiểu được tại sao người nói kêu hoặc kêu trời ơi là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này ->giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.

nCác từ Ồ, Trời ơi không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giãi bày nỗi lòng của mình.

ppt 20 trang minhlee 11/03/2023 4040
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 96: Các thành phần biệt lập - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_96_cac_thanh_phan_biet_lap_truo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 96: Các thành phần biệt lập - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. Kiểm tra bài cũ 1. Khởi ngữ là gì? Dấu hiệu để nhận biết khởi ngữ? *Khởi ngữ là thành phần câu, đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. *Dấu hiệu để nhận biết khởi ngữ: - đứng trước chủ ngữ - có thể thêm vào trước đó quan hệ từ: về, đối với
  2. Kiểm tra bài cũ 3. Điền vào chỗ trống của các câu sau để câu có khởi ngữ: A/ .Ăn thì ăn những miếng ngon Làm thì chọn việc cỏn con mà làm. B/ .Thầy thì thầy không bênh vực những em lười học. C/ Đọc thì bạn ấy thích đọc truyện tranh thiếu nhi.
  3. CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP ⚫ I/ Thành phần tình thái.
  4. CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP I. Thành phần tình thái. ⚫ Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. II. Thành phần cảm thán.
  5. ◼ Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này ->giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán. ◼ Các từ Ồ, Trời ơi không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giãi bày nỗi lòng của mình.
  6. III. Luyện tập: 1. Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau: a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
  7. III/ Luyện tập. 2. Hãy xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): Chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như. Thảo luận nhóm
  8. III/ Luyện tập. 3. Hãy cho biết, trong số những từ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây, với từ nào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm đó thấp nhất. Tại sao tác giả Chiếc lược ngà lại chọn từ chắc? (1) chắc anh nghĩ rằng, con Với lòng mong (2) hình như anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm nhớ của anh, (3) chắc chắn chặt lấy cổ anh.
  9. III/ Luyện tập. ⚫ 4. Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức tác phẩm Truyện Kiều, trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.
  10. Hướng dẫn tự học: Học thuộc ghi nhớ, xem lại các bài tập sgk. Chuẩn bị bài mới: Các thành phần biệt lập(TT) trang 31. - Đọc ví dụ ở các mục 1,2 và trả lời câu hỏi bên dưới. - Nghiên cứu phần ghi nhớ trong quá trình tham khảo các mục I,II.