Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

I. Khái niệm liên kết:

Ví dụ: sgk/42,43   Trích Tiếng nói của văn nghệ

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung

 quanh (3).                    (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

ppt 30 trang minhlee 06/03/2023 7680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_109_lien_ket_cau_va_lien_ket_do.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

  1. Tiết 109 I. Khái niệm liên kết: Ví dụ: sgk/42,43 Trích Tiếng nói của văn nghệ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3). (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ) 1.Đoạn văn bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì?
  2. Ví dụ: sgk/42,43 Trích Tiếng nói của văn nghệ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3). (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ) 1. Đoạn văn bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. Có quan hệ mật thiết với chủ đề của văn bản: Tiếng nói của văn nghệ. 2. Nội dung của từng câu trong đoạn: Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại. Câu 2: Khi phản ánh thực tại những người nghệ sĩ muốn nói một điều gì mới mẻ. Câu 3: Điều mới mẻ ấy là lời nhắn gửi của người nghệ sĩ. Các nội dung trên đều hướng vào chủ đề của đoạn văn. LIÊN KẾT Nội dung chính của từng câu trong đoạn văn trên là gì?CHỦ ĐỀ
  3. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3) (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ) Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. + Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (Phản ánh thực tại) + Phản ánh thực tại như thế nào? (Tái hiện và sáng tạo) + Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (Nhắn gửi một điều gì đó) LIÊN KẾT LÔ- GÍC Thế nào là liên kết lô-gic?
  4. ? Quan hệ nội dung giữa các câu trong đoạn văn được liên kết bằng những biện pháp nào?
  5. I. Khái niệm liên kết: 1. Liên kết nội dung: 2. Liên kết hình thức: Các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái Thế nào là liên kết về hình thức? nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối.
  6. II- Luyện tập: Bài tập trong SGK/43. Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau: Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới (1). Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu (2). Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu (3). Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề (4). Không nhanh chóng lấp đầy những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng (5). (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
  7. Câu hỏi 2 gợi ý sgk/44 ? Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kêt nào? Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới (1). Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu (2). Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu (3). Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề (4). Không nhanh chóng lấp đầy những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng (5). (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới) LIÊN KẾT HÌNH THỨC - Bản chất trời phú ấy (c2)- sự thông minh, nhạy bén với cái mới (c1)=> phép đồng nghĩa - Nhưng (c3) nối ý với (c2) => phép nối - Ấy là (c4)- nối với (c3) => phép nối - những lỗ hổng (c4,5) lặp lại => phép lặp từ ngữ - thông minh (c5,c1) lặp lại => phép lặp từ ngữ
  8. Hết tiết 109 chuyển tiết 110
  9. I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT - Các câu văn, đoạn văn trong văn bản được liên kết chặt chẽ với nhau về mặt nội dung và hình thức: + Về nội dung : + Liên kết chủ đề + Liên kết lôgic + Về hình thức: + Phép lặp. + Phép nối + Phép trái nghĩa, đồng nghĩa, liên tưởng + Phép thế
  10. - Trường học (1) – trường học (2): phép lặp→ liên kết câu. - Như thế -> Trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến”: phép thế → liên kết đoạn.
  11. Bài tập 2: Tìm cặp từ trái nghĩa. Thời gian vật lí vô hình, giá lạnh, đi trên một con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (tuyệt hảo bởi vì không bao giờ hư) tạo tác và phá hủy mọi sinh vật, mọi hiên hữu. Trong khi đó, thời gian tâm lý lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh lúc chậm với bao nhiêu kỉ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai. ( Thời gian là gì?, trong tạp chí Tia sáng)
  12. Bài tập 3: Tìm lỗi liên kết về nội dung a. Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
  13. Bài tập 4: Tìm lỗi về liên kết hình thức. a. Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống lâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn. ( Báo)
  14. 1.Tự học: - Viết đoạn văn với nội dung tự chọn trong đó có sử dụng các phép liên kết về nội dung và hình thức và chỉ ra các phép liên kết đó. 2. Soạn bài: