Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 105+106: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí - Trần Thị Thúy Diễm

- Hãy tự nghĩ ra một vài đề bài tương tự?

Đề bài tương tự:

   a. Đề kèm mệnh lệnh:

      - Bàn về chữ hiếu.

      - Suy nghĩ về câu: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

      - Bàn về vấn đề: Tôn sư trọng đạo.

   b. Đề không kèm mệnh lệnh:

      - Nước chảy đá mòn.

      - Lòng nhân ái.

      - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

      -        Cây xanh thì lá cũng xanh

          Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
ppt 16 trang minhlee 06/03/2023 3220
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 105+106: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí - Trần Thị Thúy Diễm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_105106_cach_lam_bai_van_nghi_lu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 105+106: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí - Trần Thị Thúy Diễm

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TÂY Tiết:105-106 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ Ngữ MỘT Văn VẤN 9 ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ Giáo Viên: Trần Thị Thúy Diễm
  2. Tiết: 105- 106 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ ( Tiết 105 ) Các đề bài sgk có điểm gì giống và khác nhau? a. Điểm giống: Các đề đều yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. b. Khác nhau: -Dạng đề kèm mệnh lệnh: 1,3,10. -Dạng đề không kèm mệnh lệnh: 2,4,5,6,7, 8, 9.
  3. Tiết: 105-106 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ:
  4. Tiết: 105-106 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ - Giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ? Giải thích nghĩa bóng của câu tục ngữ? - Nghĩa đen: * Nước là sự vật tự nhiên, thể lỏng, mền, mát, cơ động, linh hoạt trong mọi địa hình; có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống ( Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày ) * Nguồn là nơi bắt đầu của một dòng nước chảy. - Nghĩa bóng: * Nước: những thành quả mà con người được hưởng thụ bao gồm: các giá trị vật chất ( cơm ăn, áo mặc ); các giá trị tinh thần ( văn nghệ, lễ, tết, tham quan ) * Nguồn: Tổ tiên, tiền nhân, tiền bối, những người có tên và không tên đã có công tạo dựng đất nước, làng xã, dòng họ bằng mồ hôi lao động và xương máu chiến đấu.
  5. Tiết: 105-106 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ (Tiết 106) Hãy lập dàn bài cho đề bài trên? a. Mở bài: - Giới thiệu câu tục ngữ. - Nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ. - Dẫn câu tục ngữ b. Thân bài: b1. Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: - Nghĩa đen. - Nghĩa bóng. b2.Nhận định đánh giá: - Câu tục ngữ nêu đạo lý làm người. - Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế. - Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc. c. Kết bài: Câu tục ngữ thể hiện một trong những vẻ đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.
  6. Tiết: 105-106 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ * Cách viết phần thân bài: Giải thích nội dung câu tục ngữ: - Nghĩa đen: * Nước là sự vật tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống. * Nguồn là nơi nước bắt đầu chảy. * Uống nước là tận dụng môi trường tự nhiên để tồn tại và phát triển. - Nghĩa bóng: * Nước: thành quả vật chất và tinh thần mang tính lịch sử của cộng đồng dân tộc. * Uống nước: hưởng thụ các thành quả của dân tộc. * Nguồn: những người đi trước đã có công sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. * Nhớ nguồn: lòng biết ơn cha ông, tổ tiên, các vị tiền bối của dân tộc.
  7. Tiết: 105-106 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ * Cách viết phần kết bài: - Kết bài đi từ nhận thức tới hành động. SGK/54 - Kết bài có tính chất tổng kết. SGK/54. - Kết bài đi từ sách vở sang đời sống thực tế: Ngày nay, khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp của dân tộc, mỗi chúng ta không chỉ khắc sâu lòng biết ơn tổ tiên, mà còn phải có trách nhiệm nỗ lực học tập và lao động tốt hơn nữa để đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào kho tàng di sản của dân tộc.
  8. 1. Bài vừa học: HƯỚNG - Nắm kiến thức đã tìm hiểu - Rèn kĩ năng lập dàn bài. DẪN TỰ HỌC