Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 29: Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

1. Đọc đoạn trích sau đây (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ –

nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)  và trả lời câu hỏi từ 
Câu 1 đến Câu 4:

  “… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…”

(Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)

pptx 14 trang minhlee 11/03/2023 2900
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 29: Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tuan_29_tieng_me_de_nguon_giai_phon.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 29: Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. Đọc thêm TIẾNG MẸ ĐẺ - NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC Nguyễn An Ninh
  2. Chân dung Nguyễn An Ninh trên mộ ở Côn Đảo
  3. Quang cảnh mộ nhà yêu nước Nguyễn An Ninh ở Côn Đảo
  4. BỐ CỤC Phần 3: Phần còn lại: Giải pháp hành động để duy trì và phát triển tiếng mẹ đẻ
  5. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả 2. Tác phẩm 2.1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ 2.2. Thể loại 2.3. Nội dung chính 2.4. Bố cục: 3 phần II. Đọc – hiểu văn bản 1.Thực trạng thói học đòi Tây hóa 2. Nguyên nhân của việc bảo vệ tiếng nói 3. Giải pháp hành động để duy trì và phát triển tiếng mẹ đẻ III. Tổng kết * Nghệ thuật * Ý nghĩa văn bản
  6. Câu 1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Câu 3. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích. Câu 4. Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị đô hộ bởi thực dân Pháp thì câu nói sau đây của tác giả có hoàn toàn đúng? Hãy lí giải? “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.”