Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 96: Thao tác lập luận bình luận - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  Như vậy, bình luận là một hoạt động thường thấy trong đời sống hàng ngày, rất gần gũi với mỗi chúng ta. Một bộ phim mới xem, một trận bóng đá mới tổ chức, một chiếc áo mới mặc của bạn bè...tất cả đều có thể trở thành đề tài để chúng ta bình luận.

Nhưng giữa việc nêu ý kiến bình luận hàng ngày và sử dụng thao tác bình luận trong bài văn nghị luận có sự khác nhau như thế nào? Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi

pptx 26 trang minhlee 11/03/2023 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 96: Thao tác lập luận bình luận - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_96_thao_tac_lap_luan_binh_luan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 96: Thao tác lập luận bình luận - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. Xem một bức tranh
  2. Như vậy, bình luận là một hoạt động thường thấy trong đời sống hàng ngày, rất gần gũi với mỗi chúng ta. Một bộ phim mới xem, một trận bóng đá mới tổ chức, một chiếc áo mới mặc của bạn bè tất cả đều có thể trở thành đề tài để chúng ta bình luận. Nhưng giữa việc nêu ý kiến bình luận hàng ngày và sử dụng thao tác bình luận trong bài văn nghị luận có sự khác nhau như thế nào? Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi
  3. 1. Kiến thức: Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận. Cách sử dụng thao tác bình luận. 2.Về kĩ năng: Nhận diện đối tượng, nội dung và cách bình luận trong một số văn bản nghị luận. Vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học. 3. Về thái độ: Nắm được các cách bình luận một vấn đề. GVBM: PHẠM THỊ THANH TRÚC
  4. I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận 1. Khái niệm: Bình luận là bàn bạc và đánh giá về vấn đề đúng, sai, thật, giả, hay dở, lợi hại của các hiện tượng đời sống
  5. b) Nguyễn Trường Tộ có lí do để đề nghị lập khoa luật bởi trên thực tế, ai nấy đều đã thống nhất rằng muốn trị nước thì phải dựa vào luật chứ không phải dựa vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu hay lễ nghĩa và rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức. c) Đoạn trích “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận vì nó thể hiện rõ tính chất đề xuất vấn đề (lập khoa luật) đồng thời các lập luận cũng hướng vào thuyết phục người đọc (nhà vua và quần thần) tán đồng với những nhận xét, đánh giá, đề xuất của tác giả.
  6. 3. Yêu cầu: - Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề (hiện tượng, sự kiện) được bình luận. - Lập luận: đúng đắn, phù hợp với thực tế đời sống hoặc quy luật văn chương. - Bàn bạc, mở rộng xung quanh vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục
  7. II. Cách bình luận: Gồm ba bước 1. Nêu vấn đề cần bình luận - Bình luận yêu cầu phải nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề được đưa ra bình luận. - Trình bày rõ ràng trung thực vấn đề được đưa ra bình luận.
  8. LUYỆN TẬP 1. Bài tập 1/73: Có người cho rằng bình luận chẳng qua chỉ là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Nhận xét ấy đúng hay không đúng? Vì sao?
  9. Bình luận không phải là giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích hay chứng minh vì: - Mục đích của ba kiểu này khác nhau - Bản chất của bình luận là tranh luận về một vấn đề mà tất cả những người tham gia bình luận đều đã biết và có ý kiến riêng về vấn đề đó.
  10. BÀI TẬP VẬN DỤNG Quan sát hình, sau đó trình bày ý kiến của mình về nội dung những hình ảnh vừa quan sát
  11. Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Sự khác nhau chủ yếu và quan trọng giữa bình luận với giải thích, chứng minh là khác nhau ở điểm nào? A. Khác nhau về hình thức kết cấu. B. Khác nhau về dung lượng. C. Khác nhau về mục đích. D. Khác nhau về cách thức thực hiện.
  12. Câu 3:Nguyên nhân nào khiến cho việc trình bày ý kiến của những bình luận không được sáng tỏ, có sức thuyết phục và hấp dẫn? A. Người bình luận có lí tưởng xã hội tiến bộ, có tư tưởng nhân văn, có ý thức dân chủ và hiểu biết về cuộc sống. B. Người bình luận có kiến thức về lĩnh vực cần bình luận và hiểu sâu sắc về vấn đề cần bình luận. C. Người bình luận chú trọng đề cao ý kiến cá nhân mình và nhìn nhận vấn đề chỉ ở một khía cạnh nào đó. D. Người bình luận biết sử dụng kết hợp các thao tác lập luận khác nhau để trình bày ý kiến của mình.
  13. Câu 5: Dòng nào sau đây nêu chính xác định nghĩa của từ bình luận: A. Bình luận là nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học. B. Bình luận là nhằm đề xuất ý kiến của mình với người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học. C. Bình luận là nhằm đề xuất ý kiến của mình với người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về hiện tượng (vấn đề) nào đó. D. Bình luận là nhằm đề xuất ý kiến của mình với người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về hiện tượng (vấn đề) trong văn học.