Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 93: Tôi yêu em - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng
- A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) là nhà thơ lỗi lạc của nước Nga và thế giới, “mặt trời của thi ca Nga”, “mùa xuân của văn học Nga”, là người đặt nền móng cho sự phát triển phi thường của văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.
- Xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc ở Mát-xcơ-va.
- Gắn bó sâu sắc với số phận nhân dân và đất nước Nga.
- Dũng cảm đấu tranh chế độ chuyên chế Nga hoàng độc đoán.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 93: Tôi yêu em - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_93_toi_yeu_em_truong_thcs_thpt.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 93: Tôi yêu em - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng
- (A.X.Pu-skin)
- Bài hát TÔI YÊU EM (Phổ nhạc: Hải Anh) ( )
- TÔI YÊU EM (Pu-skin) I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả a. Tiểu sử - A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) là nhà thơ lỗi lạc của nước Nga và thế giới, “mặt trời của thi ca Nga”, “mùa xuân của văn học Nga”, là người đặt nền móng cho sự phát triển phi thường của văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX. - Xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc ở Mát- xcơ-va. - Gắn bó sâu sắc với số phận nhân dân và đất nước Nga. - Dũng cảm đấu tranh chế độ chuyên chế Nga hoàng độc đoán.
- Pu-skin (1799-1837) Natalia Puskina (1812-1863) Vợ của Pu-skin
- Mộ Pu-skin ở tu viện Xviatôgôrxki (1837)
- b. Sự nghiệp văn học - Sáng tác nhiều thể loại : + Hơn 800 bài thơ trữ tình. + Tiểu thuyết bằng thơ : Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin. + Trường ca : Ru-xlan và Li-út-mi-la, Người tù Cáp-ca-dơ. + Truyện ngắn : Cô tiểu thư nông dân, Con đầm pích, + Kịch : Bô-rít Gô-đu-nốp. + Ngụ ngôn
- Nguyên tác tiếng Nga я вас любил: любовь ещё, быть может, в душе моей угала не совсем; но пусть она вас больше не тревожит; я не хочу печалить вас ничем. я вас любил безмолвно, безнадеждно, то робостью, то ревностью томим; я вас любил так искренно, так нежно, как дай вам бог любимой быть другим. 1829 Пушкин А.С
- Bản dịch thơ Tôi yêu Em Tôi yêu em : đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. 1829 ( THÚY TOÀN dịch)
- I. TÌM HIỂU CHUNG II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Bốn câu thơ đầu a. Câu 1-2 Dịch nghĩa Dịch thơ Tôi đã yêu em : tình yêu vẫn, có lẽ Tôi yêu em đến nay chừng có thể Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi ; Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; - Cụm từ “Tôi yêu em” trong bản dịch thơ chưa thể hiện hết tinh thần của nguyên tác là “Tôi đã yêu em” (thời quá khứ). - Dịch là “Tôi yêu em” : Lời lẽ giản dị, diễn tả tình cảm như gần như xa, vừa rụt rè vừa đằm thắm, có ý thức đúng mực về mình. - Chú ý cách xưng hô: “tôi” – “em” (không phải là “anh” – “em”) thể hiện mối quan hệ còn xa lạ, không thân thiết (mối tình đơn phương).
- I. TÌM HIỂU CHUNG II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Bốn câu thơ đầu a. Câu 1-2 “Tôi đã yêu em : tình yêu vẫn, có lẽ Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi ;” (Dịch nghĩa) Đã + Vẫn + Chưa (tắt) (hư từ chỉ (hư từ biểu thị (mang nghĩa phủ định) quá khứ) sự tiếp diễn, không thay đổi) Khẳng định tôi đã, đang và vẫn yêu em.
- b. Câu 3 - 4 Nhưng hãy để nó (tình yêu) không làm phiền em thêm nữa; Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì. (Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.) - Từ “nhưng” nối giữa câu 1-2 và câu 3-4 như một đập chắn cho sự đổi hướng đảo ngược với quyết định đầy tính lí trí: phải dập tắt ngọn lửa tình trong lòng mình “để nó không làm phiền em thêm nữa”, và “không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì”. - Từ phủ định “không” (lặp lại hai lần) tạo nên âm điệu dứt khoát. => Nhân vật trữ tình xem yêu như hành vi trao tặng, làm cho người mình yêu hạnh phúc. Đây là chàng trai cao thượng, tế nhị, tự trọng, vị tha.
- II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 2. Hai câu thơ 5-6 Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, (Tôi đã yêu em lặng thầm, vô vọng Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông;) - Điệp khúc “Tôi yêu em” : xúc cảm dâng trào tha thiết. - Các trạng thái cảm xúc yêu : + Yêu đương cháy bỏng, cuồng nhiệt trong âm thầm, vô vọng. + Rụt rè, bối rối lẫn hậm hực ghen tuông.
- II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 3. Hai câu thơ kết Tôi (đã) yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó, Cầu trời cho em được người khác yêu thương cũng như thế. (Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.) - Điệp khúc “Tôi yêu em”: láy lại lần thứ ba như khẳng định tình yêu không nhạt phai. - Tính từ “chân thành”, “đằm thắm” : cảm xúc dâng cao bởi tình yêu thủy chung, say đắm. - Câu thơ cuối là lời cầu chúc “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Bất ngờ, đầy ý vị, vượt lên sự ích kỉ tầm thường, thể hiện sự cao thượng, vị tha trong tình yêu.
- LỜI LỜI TỎ hay CHIA TÌNH? TAY? Là lời chia tay Là lời tỏ tình CŨNG của một trái tim nhân ái, thông minh LÀ một nhân cách cao thượng
- I. TÌM HIỂU CHUNG II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hàm súc. - Giọng điệu thơ chân thực, sinh động, thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau. - Cấu tứ bài thơ chặt chẽ. 2. Nội dung - “Tôi yêu em” là bài thơ buồn, diễn tả tình yêu vô vọng nhưng chân thành, mãnh liệt, cao thượng, nhân ái của một trái tim con người.
- Pu-skin được mệnh danh là : A) Thiên sứ tình yêu Nga. B) Ánh sáng tâm hồn Nga. C) Mặt trời thi ca Nga. D) Cơn địa chấn văn học Nga. C
- Nội dung của bốn câu thơ đầu là gì ? A) Nhân vật trữ tình thể hiện tình yêu với người mình yêu. B) Nhân vật trữ tình nói với người mình yêu những mâu thuẫn giằng xé trong tình yêu của anh ta. C) Nhân vật trữ tình khao khát mang lại niềm hạnh phúc cho người mình yêu. D) Nhân vật trữ tình động viên, an ủi người mình yêu. B
- Câu thơ "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em" thể hiện sự cao thượng của tình yêu chân thành, đúng hay sai ? A) Đúng B) Sai A
- Em sẽ làm gì khi bị từ chối trong tình yêu ? A) Khủng bố luôn luôn B) Chiếm đoạt ngang nhiên C) Mong người mình yêu hạnh phúc C
- MỘT SỐ LỜI BÌNH VỀ BÀI THƠ “TÔI YÊU EM” (PU-SKIN) - “Tình yêu là văn hoá cao cấp của nhân loại. Chỉ cần xem xét một người đang yêu ra sao, ta có thể kết luận người ấy là người như thế nào ” (Biêlinxki). - “Tôi yêu em thể hiện cái chung của loài người trong những hình thức sinh động ” (Biêlinxki). - “Tôi yêu em và Một chút tên tôi đối với nàng là hai bài thơ tình hoàn hảo và hay tới mức chỉ riêng hai bài này cũng đủ để thừa nhận tác giả của chúng ta là nhà thơ vĩ đại ” (Gôrôđétxki).
- DẶN DÒ - Học thuộc lòng bài thơ (bản dịch thơ). - Nắm giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản.