Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 82+83: Tràng giang - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng
Huy Cận nói về bài thơ Tràng giang
Một chiều thu 1939, tôi đi dạo trên bờ sông Cái (sông Hồng), bằng xe đạp, có đoạn dắt xe đi bộ, thấy buổi chiều trên đê và trên sông đẹp quá: Nắng chiều đã nhạt, mây đùn phía núi xa và man mác một nỗi buồn khó tả, nửa như gần gũi, nửa như xa vời quạnh hiu. Tôi dừng ở quãng bến Chèm (bây giờ là chân cầu Thăng Long) và vang lên trong tâm tưởng mấy câu lục bát:
Tràng giang sóng gợn mênh mông
Thuyền trôi xuôi mái, nước song song buồn
Rêu trôi luồng lại nối luồng
Về đâu bèo dạt, mây lồng núi xa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 82+83: Tràng giang - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_8283_trang_giang_truong_thcs_t.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 82+83: Tràng giang - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng
- Ai nhanh hơn???
- 2. Bài thơ có bốn từ “Hát”. ( Đọc những câu có từ "hát") Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, Câu hát căng buồm với gió khơi,
- 1. Tác giả (1919-2005) - Tên khai sinh: Cù Huy Cận. - Quê: Hương Sơn, Hà Tĩnh. - Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo. - Trước Cách mạng tháng Tám: là nhà thơ mới tiêu biểu với hồn thơ cô đơn, ảo nảo vào bậc nhất. - Cách mạng tháng Tám đã thổi vào hồn thơ Huy Cận sinh lực mới: ông trở thành nhà thơ cách mạng. Thơ ông dạt dào niềm vui của cuộc sống mới. - Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
- 2. Tác phẩm - In trong “Lửa thiêng” (1940). - Được gợi cảm hứng từ buổi chiều thu năm 1939, khi nhà thơ đứng ở bờ nam bến Chèm- sông Hồng nhìn cảnh dòng sông mênh mang sóng nước.
- Tôi còn định làm tiếp bài thơ bằng lục bát và đặt tên bài là Chiều trên sông Nhưng đạp xe về nhà ở số 40 Hàng Than, lại vang trong đầu nhạc điệu của thơ bảy chữ, âm hưởng Đường luật như quyến rũ tai tôi, cổ họng tôi và tôi liền chuyển mấy câu đầu sang thể bảy âm, bắt được ngay hai câu đầu: • Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp • Con thuyền xuôi mái nước song song
- 2. Khổ 1 Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Bức tranh sông nước mênh mang, bất tận.
- - Hình ảnh cõi nhân thế: + Con thuyền xuôi mái: con thuyền buông trôi theo dòng nước → gợi sự trôi nổi, phó mặc, vô định. + Thuyền về nước lại: thuyền – nước vận động ngược chiều nhau → gợi nỗi sầu chia li, tan tác. + Củi một cành khô lạc mấy dòng: một cành cây đã chết, đang lạc giữa sông nước mênh mang → thể hiện sự nhỏ nhoi, lạc lõng. - Tương quan đối lập: không gian “tràng giang” bao la >< thế giới của cõi nhân sinh bé nhỏ, đơn côi. → Cảm giác cô đơn, lẻ loi của con người trong trời, đất.
- - Cấu trúc: đăng đối: + Buồn điệp điệp – nước song song. + Thuyền về - nước lại. + một cành khô – lạc mấy dòng. → thanh điệu, cấu trúc câu thơ đã tạo cho khổ thơ một âm điệu, tiết tấu nhẹ nhàng, chậm rãi, trầm buồn. Không gian tràng giang gợi nỗi buồn mênh mang trong lòng người.
- 1/ Nêu ý chính của văn bản ? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì ? 2/ Xác định câu văn đánh giá vị trí của Huy Cận trong thơ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ở đoạn văn (1)? 3/ Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn (2)? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng thao tác đó?
- - Không gian: “cồn nhỏ” hoang sơ, vắng lặng (lơ thơ, đìu hiu). - Âm thanh: tiếng chợ chiều đã vãn gợi lên cái mơ hồ, âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn tạ,vắng vẻ tuy thoáng chút hơi người. - Không gian vắng lặng, cô tịch, chỉ có thiên nhiên trong khi sự sống của con người nghe sao mơ hồ, xa vắng. → Nỗi buồn cô đơn, trống vắng, một niềm khát khao tìm đến cõi nhân thế để được giao hào với con người. - Không gian được mở rộng ở nhiều chiều khác nhau: cao (trời lên), dài (sông dài), rộng (trời rộng). - Sâu chót vót (mà không phải là cao chót vót): tả chiều cao thăm thẳm, khôn cùng, như vẽ lên cảnh thiên địa vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận.
- Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng, bến cô liêu
- - Hình ảnh ước lệ: “bèo” để diễn tả thân phận, kiếp người chìm nổi. - Câu hỏi: “về đâu” gợi cái bơ vơ, lạc loài của kiếp người vô định. - Không cầu, không đò: không có sự giaolưu kết nối đôi bờ niềm khao khát mong chờ đau đáu dấu hiệu sự sống, sự hoà hợp giữa con người.
- - Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ: + Lớp lớp mây chồng xếp lên nhau thành núi mây trắng trông như dát bạc. + Một cánh chim nhỏ tương phản với lớp lớp mây cao. → Cô đơn, bơ vơ, nhỏ nhoi đến tội nhgiệp. - Tâm trạng: Không khói âm hưởng Đường thi nhưng tình cảm thể hiện mới. + Nỗi buồn trong thơ xưa là do thiên nhiên tạo ra. + Ở Huy Cận không cần nhờ đến thiên nhiên, tạo vật mà nó tiềm ẩn và bộc phát tự nhiên vì thế mà nó sâu sắc và da diết vô cùng. → Đó là nỗi buồn của thế hệ thanh niên trí thức trong những năm tháng mất nước, ngột ngạt, bế tắc. Nỗi buồn trong sáng, nỗi buồn từ lòng yêu nước kín đáo của nhà thơ.
- Đọc đoạn thơ sau: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. ( Trích Tràng giang, Huy Cận, Tr 29, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)
- Trả lời : 1/ Nội dung chính của đoạn thơ : Đoạn thơ thể hiện không gian vắng lặng cô đơn và niềm khao khát giao hoà với con người. 2/ Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy Lơ thơ, đìu hiu : Hai từ láy này gợi sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn trong tâm hồn nhà thơ. 3/ Nhà thơ không dùng từ cao chót vót mà lại dùng sâu chót vót : vì từ sâu tả chiều cao thăm thẳm, vô cùng. Chót vót khắc hoạ chiều cao dường như vô tận. Càng rộng, càng sâu, càng cao thì cảnh vật càng thêm vắng lặng. 4/ Qua đoạn thơ, nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng buồn cô đơn, trống vắng, một niềm khao khát tìm đến cõi nhân thế để giao hoà với con người.