Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 121: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

 Yêu cầu nào dưới đây là đúng nhất của việc tóm tắt văn bản nghị luận ?

A.   Lược bỏ những yếu tố không quan trọng, nội dung tóm tắt ngắn gọn, diễn đạt trong sáng

B.  Lược bỏ những yếu tố không quan trọng, lập dàn bài và trình bày nội dung theo ý hiểu của mình

C.  Cả A và B  đều đúng

D.    Đảm bảo văn bản tóm tắt ngắn gọn, hàm súc, diễn đạt mạch lạc và làm nguồn tài liệu sử dụng lâu dài

ppt 27 trang minhlee 11/03/2023 4340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 121: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_121_luyen_tap_tom_tat_van_ban.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 121: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. Ôn tập tóm tắt văn bản nghị luận Tóm tắt văn bản nghị luận là gì?
  2. Yêu cầu nào dưới đây là đúng nhất của việc tóm tắt văn bản nghị luận ? A. Lược bỏ những yếu tố không quan trọng, nội dung tóm tắt ngắn gọn, diễn đạt trong sáng B. Lược bỏ những yếu tố không quan trọng, lập dàn bài và trình bày nội dung theo ý hiểu của mình C. Cả A và B đều đúng D. Đảm bảo văn bản tóm tắt ngắn gọn, hàm súc, diễn đạt mạch lạc và làm nguồn tài liệu sử dụng lâu dài
  3. ◼VíĐọcdđoạnụvăn: sau và chọn câu tóm tắt chính xác, đủ ý trong số các câu tóm tắt ở dưới : “Phong trào Thơ mới đã đóng góp nhiều về nghệ thuật thơ, đã đổi mới sự biểu hiện cảm xúc mạnh, nghĩa là cảm xúc sâu thẳm về cuộc đời, về con người, về đất nước, về thiên nhiên, về vạn vật. Thơ mới đã trau dồi tiếng Việt, làm cho ngôn ngữ thơ Việt Nam uyển chuyển và hiện đại, biểu hiện được tất cả các màu sắc tâm hồn của người Việt Nam ở thế kỉ này. Nếu không có phong trào Thơ mới (1932 – 1942) thì cũng không có ngôn ngữ thơ mới vừa súc tích, sắc bén, vừa uyển chuyển mượt mà, chứa đựng nhiều năng lượng trữ tình cho những nhà thơ các thế hệ ra đời sau Cách mạng tháng Tám để biểu hiện tư tưởng và tình cảm của mình”. (Huy Cận) A. Phong trào Thơ mới đã đóng góp nhiều về nghệ thuật thơ: đổi mới sự biểu hiện cảm xúc, ngôn ngữ uyển chuyển và hiện đại, chứa đựng nhiều năng lượng trữ tình cho các nhà thơ thế hệ sau. B. Phong trào Thơ mới đã đóng góp nhiều về nghệ thuật. Thơ mới trau dồi tiếng Việt. Nếu không có phong trào Thơ mới thì không có ngôn ngữ thơ mới. C. Phong trào Thơ mới đã đóng góp nhiều về nghệ thuật, đổi mới cảm xúc về cuộc đời, về con người, về đất nước, về thiên nhiên, về vạn vật. Thơ mới trau dồi tiếng Việt, làm cho nó biểu hiện được tất cả các sắc màu tâm hồn người Việt Nam thế kỉ XX và cung cấp nhiều năng lượng trữ tình cho nhà thơ thế hệ sau. D. Phong trào Thơ mới đã đóng góp nhiều cho sự đổi mới nghệ thuật thơ và ngôn ngữ thơ Việt Nam thế kỉ XX.
  4. MẤY NÉT VỀ THƠ MỚI TRONG CÁCH NHÌN LẠI HÔM NAY [ ] Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là nhược điểm lớn, và thơ mới nói chung buồn. Đó là nỗi buồn của cả một thế hệ người trong xã hội thực dân, nửa phong kiến ; nó thành ra nỗi buồn về số kiếp con người, cái buồn tưởng như là bản chất của cuộc đời. Cũng có những bài thơ vui, những vần thơ vui, có cả vài nhà thơ mà tâm hồn thiên về cảm xúc vui, nhưng bao trùm thơ mới có thể nói là nỗi buồn day dứt, nỗi buồn của thế hệ. Nhưng cái buồn của thơ mới đâu có phải đều là ủy mị. Nỗi buồn của “con hổ nhớ rừng” là chan chứa hoài niệm về giang san, đất nước chứ! Nỗi buồn trong bài Tràng giang không phải là lòng yêu quê hương đó sao? [ ] Nhược điểm của thơ mới là thiếu khí phách cách mạng, nhưng thơ mới là phong trào văn học phong phú, một phong trào sáng tào dồi dào, có nhiều yếu tố tích cực : lòng yêu quê hương đất nước đậm đà ; lòng yêu sự sống, yêu con người ; bên cạnh cái buồn lại có chủ nghĩa lạc qua như là mạch nước ngầm trong mát ; lòng trân trọng yêu mến cha ông, yêu mến quá khứ đẹp của đất nước, giống nòi. Lại có những nhà thơ có cảm quan vũ trụ sâu sắc mà vẫn nặng lòng đời. Và tất cả các nhà thơ mới đều chung một tình yêu : yêu tiếng Việt, yêu tha thiết, da diết. Chính lòng yêu tiếng Việt đó là một biểu hiện của lòng yêu nước. Phong trào Thơ mới đã đóng góp nhiều về nghệ thuật thơ, đã đổi mới sự biểu hiện cảm xúc mạnh, nghĩa là cảm xúc về cuộc đời, về con người, về đất nước, về thiên nhiên, về vạn vật. Thơ mới đã trau dồi tiếng Việt, làm cho ngôn ngữ thơ Việt Nam uyển chuyển và hiện đại, biểu hiện được tất cả các màu sắc tâm hồn của người Việt Nam ở thế kỉ này. Nếu không có phong trào Thơ mới thì xung không có ngôn ngữ thơ mới vừa súc tích, sắc bén, vừa uyển chuyển mượt mà, chứa đựng nhiều năng lượng trữ tình cho những nhà thơ các thế hệ ra đời sau Cách mạng tháng Tám để biểu hiện tư tưởng và tình cảm của mình. Với những ưu điểm và nhược điểm của nó, thơ mới xứng đáng được mệnh danh là “một thời đại trong thi ca” như Hoài Thanh đã nói, một thời đại phong phú, dồi dào sức sáng tạo cảu hồn thơ dân tộc.
  5. 1. Bài tập 1 SGK trang 122-123 Ngoài những nội dung trên, để tóm tắt văn bản "Mấy nét về thơ mới" trong cách nhìn lại hôm nay cần phải bổ sung thêm nội dung: - Nhược điểm của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng. - Thơ mới đã đổi mới nội dung sự biểu hiện cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt.
  6. 2.Bài tập 2 SGK/ 123: - Chủ đề : Tinh thần thơ mới. . Mục đích của nghị luận : Khắc họa tinh thần thơ mới là sự cách tân về thơ , từ “cái ta” chuyển sang “ cái tôi” đầy màu sắc cá nhân , là tình yêu tha thiết tiếng Việt . c.Bố cục : Chia làm 3 phần
  7. *Tóm tắt: Đặt ra nhiệm vụ đi tìm “Tinh thần thơ mới”. Xã hội Việt Nam xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, quốc gia. Cũng có những bậc kì tài dùng cái tôi cá nhân nhưng để nói chuyện người khác chứ không nói đến mình. Khi cái tôi xuất hiện với cái nghĩa tuyệt đối của nó trên thi đàn Việt Nam, nó vừa đáng thương, vừa tội nghiệp. Tâm hồn của họ thu nhỏ lại trong khuôn khổ chữ tôi. Bi kịch của cái tôi là đi đâu cũng không thoát khỏi sự bơ vơ, cô đơn. Bởi thế, họ gửi tất cả bi kịch vào tiếng Việt. Họ tìm về dĩ vãng để tin vào những bất diệt đảm bảo cho ngày mai.
  8. Lời kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến 19/12/1946 Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm ! Kháng chiến thắng lợi muôn năm ! Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946 Hồ Chí Minh (Bút tích lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam)
  9. BÀI TẬP VẬN DỤNG Đọc tài liệu tham khảo Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu. Tóm tắt ý chính UNESCO công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu
  10. UNESCO công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu Thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, vào 12 giờ 56 phút giờ Paris ngày 12/4/2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 ở Paris, Pháp, đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO. Với danh hiệu này, Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng trở thành Công viên Địa chất Toàn cầu thứ hai ở Việt Nam, sau Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cho đến trước kỳ họp xét công nhận này, trên thế giới chỉ có tổng cộng 127 Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO ở 35 quốc gia Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO là danh hiệu cao quý dành cho một khu vực tự nhiên có ranh giới địa lý-hành chính rõ ràng, chứa đựng một tập hợp các di sản địa chất tầm cỡ quốc tế có giá trị khoa học, giáo dục và thẩm mỹ, cùng các giá trị khác về đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hóa xã hội , tất cả cùng được bảo tồn và phát huy giá trị một cách tổng thể. Một Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO cần có diện tích đủ lớn để có tác động đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội bền vững của địa phương.
  11. Công viên Địa chấ t Toàn cấ u UNESCO Non Nướ c Cao Bấ ng có diệ n tích hơn 3275 km2, nấ m trên địa bàn củ a 9 huyệ n nơi địa đấ u Tổ quổ c, nơi sinh sônǵ cuả hơn 250.000 ngườ i thuôc̣ 9 dân tôc̣ it́ ngườ i. Đêń nay cać nhà khoa hoc̣ đã phat́ hiêṇ , đanh́ gia,́ đề xuât́ xêṕ hang̣ trên 130 điệ m di sấ n địa chấ t đôc̣ đaó , vớ i cać dang̣ điạ hinh̀ , canh̉ quan đá vôi hêt́ sứ c phong phu,́ đa dang̣ , như cać thaṕ , noń , thung lung̃ , hang đông̣ , hệ thônǵ hô-̀ sông-hang ngâm̀ liên thông , phan̉ anh́ môṭ chu kỳ tiến hoá karst hoaǹ chinh̉ ơ vùng nhiêṭ đớ i. Thêm vaò đó là rât́ nhiêù kiêủ loaị di san̉ điạ chât́ khać như cać hoá thacḥ cổ sinh, ranh giớ i giữ a cać phân vị điạ chât́ , đứ t gaỹ , cać loaị hinh̀ khoanǵ san̉ , tât́ cả cung̀ minh chứ ng cho licḥ sư phat́ triên̉ điạ chât́ phứ c tap̣ , keó daì đêń hơn 500 triêụ năm ơ vung̀ đât́ naỳ .
  12. Tỉnh Cao Bằng đã xây dựng và đang triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, sử dụng hợp lý tài nguyên, giữ gìn và phát huy tối đa các giá trị về địa chất, đa dạng sinh học, văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc song song với phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng phát triển du lịch bền vững nhằm phát huy giá trị của Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Non Nước Cao Bằng.
  13. Bài tập về nhà viết bài văn nghị luận về lễ công nhận Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng