Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 104: Nội dung và hình thức văn bản - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng
1.2 Chủ đề
Khái niệm: Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong VB. Những vấn đề chủ yếu, bức xúc nhất nổi lên từ đề tài buộc tác giả phải thể hiện bày tỏ thái độ, đánh giá.
Nhận xét:
+Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào VB
Tác phẩm nhỏ, dung lượng ngắn à chủ đề lớn (Nam Quốc sơn hà)
Tác phẩm dài, đồ sộ, li kì à chủ đề nhỏ (Truyện kiếm hiệp, trinh thám…)
+Mỗi VB có một hoặc nhiều chủ đề (Truyện Kiều, Sử thi Đăm Săn, Tam quốc…)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 104: Nội dung và hình thức văn bản - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_104_noi_dung_va_hinh_thuc_van.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 104: Nội dung và hình thức văn bản - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng
- I. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong VBVH 1. Các khái niệm thuộc về mặt nội dung của VBVH 1.1 Đề tài
- =>Khái niệm: Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Nhận xét: +Có bao nhiêu hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài. +Việc lựa chọn đề tài đã bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của nhà văn.
- 1.2 Chủ đề Ví dụ: “Thầy bói xem voi”: Hạn chế của giác quan → hạn chế của nhận thức → phiến diện, sai lầm trong nhận định
- 1.3 Tư tưởng Ví dụ: Tư tưởng trong “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố): Lên án những thế lực hắc ám hoành hành ở nông thôn Việt Nam thời Pháp thuộc và sự trận trọng yêu thương những người nông dân bị áp bức
- Bài tập áp dụng Xác định đề tài, chủ đề và nội dung tư tưởng trong bài ca dao sau: “Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em có chồng anh tiếc lắm thay Ba đồng một mớ trầu cay Sao anh không hỏi những ngày còn không Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng, như cá cắn câu Cá cắn câu biết đâu mà gỡ? Chim vào lồng biết thủa nào ra?”
- 2. Các khái niệm thuộc hình thức 2.1. Ngôn từ Ngôn từ có vai trò như thế nào trong việc tìm hiểu văn bản?
- Bài tập áp dụng Phân tích ngôn từ nghệ thuật trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
- Bài tập áp dụng (về nhà) Phân tích kết cấu tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi)?
- ? Như vậy, qua các phần trên ta hiểu được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, quan hệ giữa các yếu tố nội dung, quan hệ giữa các yếu tố hình thức trong văn bản văn học. Từ đó em rút được bài học gì khi tìm hiểu văn bản văn học? => Trong quá trình tìm hiểu, phân tích văn bản văn học phải luôn luôn ý thức rằng mọi yếu tố hình thức đều có nội dung, có ý nghĩa của nó. Và các yếu tố nội dung cũng bổ sung cho nhau
- III. Tổng kết Ghi nhớ (SGK/129) IV. Luyện tập Bài tập 1: Em hãy xác định đề tài, chủ đề. Tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật của truyện “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ”