Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỷ XVI - XVIII) (Tiết 1)
Vua Lê Uy Mục ở ngôi từ năm 1505 đến năm 1509, đêm nào cũng cùng cung phi vui đùa uống rượu quá độ, khi rượu say thì giết cung phi…
Sách Đại Việt sử kí toàn thư cũng đã thẳng thắn viết về sự thất đức của Lê Uy Mục như sau: “Vua nghiện rượu, rất hiếu sát, lại thích ra oai và tàn hại tông thất, để mặc cho họ ngoại hoành hành, làm cho trăm họ oán giận, người bấy giờ gọi là Vua quỷ”
Dưới triều Lê Tương Dực, mọi quyền hành nằm trong tay Trịnh Duy Sản, các phe phái đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm. Lê Tương Dực cũng tỏ ra hung ác không kém Lê Uy Mục. Bấy giờ, nạn đói trầm trọng đang lan tràn nhiều nơi, Tương Dực vẫn huy động dân phu xây dựng nhiều cung điện tốn kém, phá đi phá lại nhiều lần. Quân lính, dân phu khổ sở vì lao dịch và bệnh tật, chết rất nhiều.
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_7_bai_22_su_suy_yeu_cua_nha_nuoc_phong.pptx
Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỷ XVI - XVIII) (Tiết 1)
- Chương V ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI- XVIII Bài 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN ( thế kỷ XVI- XVIII)(tiết 1)
- Chương V: I. Tình hình chính trị - xã hội: 1. Triều đình nhà Lê: ? Đầu thế kỉ XVI tình hình nhà Lê ra sao?
- Chương V: I. Tình hình chính trị - xã hội: 1. Triều đình nhà Lê: ? Nguyên nhân nào dẫn đến việc nhà Lê suy thoái ?
- Chương V: I. Tình hình chính trị - xã hội: 1. Triều đình nhà Lê: Nội bộ triều đình như thế nào?
- Dưới triều Lê Tương Dực, mọi quyền hành nằm trong tay Trịnh Duy Sản, các phe phái đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm. Lê Tương Dực cũng tỏ ra hung ác không kém Lê Uy Mục. Bấy giờ, nạn đói trầm trọng đang lan tràn nhiều nơi, Tương Dực vẫn huy động dân phu xây dựng nhiều cung điện tốn kém, phá đi phá lại nhiều lần. Quân lính, dân phu khổ sở vì lao dịch và bệnh tật, chết rất nhiều.
- Ảnh phác họa chân dung Lê Thái Tổ Ảnh phác họa chân dung Lê Uy Mục Thế kỷ XVI: - Vua quan ăn chơi xa xỉ, lãng phí tiền của, nộiEmbộcógiainhậncấp thốngxét gìtrịvềtranhtriềugiànhđìnhquyềnnhàlựcLê, ở đầu - Vua, quanthếkémkỉ XVIvề năng ? lực và thiếu nhân cách, đẩy chính quyền và đất nước vào thế tự suy vong
- Hạn hán, mất mùa Nhân dân lâm vào cảnh đói khổ
- Chương V: I. Tình hình chính trị - xã hội: 1. Triều đình nhà Lê: 2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI ? Thái độ của nhân dân đối với a. Nguyên nhân: giai cấp thống trị như thế nào? b. Diễn biến
- Trần Tuân Phùng Chương 1511 Trần Cảo 1515 1516 Lê Hy, Trịnh Hưng 1512 Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI
- Tháng 11 năm 1511, cuộc khởi nghĩa do Trần Tuân lãnh đạo đã bùng nổ ở Hưng Hóa và lan rộng đến một số địa phương như Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Trần Tuân có ông và cha đều đậu Tiến sĩ, làm quan cho triều Lê. Nay thấy vua chỉ biết ăn chơi không lo chính sự nên mới nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa này đã làm cho cả triều đình náo loạn. Nghĩa quân đã từng tiến về vùng Từ Liêm (Hà Nội), uy hiếp kinh thành Thăng Long. Sau đó bị quân đội của triều đàn áp và tan rã.
- Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI
- - Học bài - Xem trước mục II. (Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn)