Bài giảng Lịch sử Lớp 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ 1858 đến trước năm 1873) - Trường THPT Vĩnh Trạch

Đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là 1 quốc gia độc lập , có chủ quyền, song, chế độ PK đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng:

- Chính trị: Các Vua triều Nguyễn ra sức khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế, quyền lực tập trung vào tay vua.

- Kinh tế: Nông nghiệp, công thương nghiệp sa sút, tài chính khó khăn.

- Quân sự : yếu kém.

- Đối ngoại: sai lầm ( chính sách cấm đạo giết đạo, ..)

- Xã hội: Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình nổ ra. Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

*

 

pptx 35 trang minhlee 20/03/2023 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ 1858 đến trước năm 1873) - Trường THPT Vĩnh Trạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_11_bai_19_nhan_dan_viet_nam_khang_chie.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ 1858 đến trước năm 1873) - Trường THPT Vĩnh Trạch

  1. Phần ba LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 1858- 1918) Chủ đề: VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
  2. * Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX
  3. Đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là 1 quốc gia độc lập , có chủ quyền, song, chế độ PK đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng: - Chính trị: Các Vua triều Nguyễn ra sức khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế, quyền lực tập trung vào tay vua. - Kinh tế: Nông nghiệp, công thương nghiệp sa sút, tài chính khó khăn. - Quân sự : yếu kém. - Đối ngoại: sai lầm ( chính sách cấm đạo giết đạo, ) - Xã hội: Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình nổ ra. Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.
  4. Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân dưới thời Nguyễn.
  5. I. LIÊN QUÂN PHÁP – TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM. CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG VÀ GIA ĐỊNH TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1860. 1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược. 2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam: ĐT 3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858:
  6. 3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858: - TD Pháp thực hiện âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên. - Ngày 1/9/1858, Pháp - Tây Ban Nha nổ sũng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. - Quân dân ta anh dũng chống trả. Đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch, thực hiện “ vườn không nhà trống” bước đầu làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh.
  7. NGUYỄN TRI PHƯƠNG
  8. II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ 1859 đến 1862: 1. Kháng chiến ở Gia Định:
  9. - Không chiếm được Đà Nẵng, Pháp tấn công Gia Định. - Ngày 17- 2-1859: Pháp đánh chiếm thành Gia Định - Nhân dân ta chiến đấu dũng cảm , ngày đêm bám sát địch, quấy rối và tiêu diệt chúng làm thất bại kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” buộc Pháp chuyển sang “ chinh phục từng gói nhỏ”. Triều đình: Tháng 3-1860: Nguyễn Tri Phương được cử chỉ huy mặt trận Gia Định, xây dựng Đại Đồn Chí Hòa để ngăn chặn giặc. - Hàng ngàn nghĩa dũng do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh đồn Chợ Rẫy – vị trí quan trọng trong phòng tuyến của địch. - Pháp rơi vào tình thế “ tiến thoái lưỡng nan” vì bị sa lầy ở 2 nơi ( Đà Nẵng và Gia Định)
  10. CHẠY GIẶC Tan chợ vừa nghe tiếng Bến Nghé của súng Tây tiền tan bọt nước Một bàn cờ thế phút sa Ðồng Nai tranh tay ngói nhuộm mầu mây Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Hỏi trang dẹp loạn này đâu Mất ổ bầy *Chạyvắng? Giặc chim dáo dác bay Nỡ để dân đen mắc nạn này!
  11. Quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định
  12. BÀI 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC ( 1858 ĐẾN TRƯỚC NĂM 1873) I. Liên quân Pháp -Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858: 1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược: Đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là 1 quốc gia độc lập , có chủ quyền, song, chế độ PK đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng: - Chính trị: Các Vua triều Nguyễn ra sức khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế, quyền lực tập trung vào tay vua. - Kinh tế: Nông nghiệp, công thương nghiệp sa sút, tài chính khó khăn. - Quân sự : yếu kém. - Đối ngoại: sai lầm ( chính sách cấm đạo giết đạo, ) - Xã hội: Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình nổ ra. Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt. 2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam: ( giảm tải)
  13. Bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Vào giữa thế kỉ XIX, nước Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật? A. Có độc lập, chủ quyền nhưng đã khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng. B. Đang có nguy cơ bị thực dân phương Tây cai trị. C. Đất nước được độc lập, có chủ quyền, đời sống nhân dân bình yên. D. Bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
  14. Câu 3. Năm 1858 Pháp tấn công Đà Nẵng với chiến thuật A. đánh lấn dần. B. đánh lâu dài. C. "chinh phục từng gói nhỏ". D. đánh nhanh thắng nhanh.
  15. Câu 5. Lực lượng tấn công Đà Nẵng vào cuối năm 1858, bao gồm liên quân của các nước A. Pháp – Mĩ. B. Pháp – Anh. C. Pháp –Tây Ban Nha. D. Pháp – Bồ Đào Nha.
  16. Câu 7. Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên khi xâm lược nước ta? A. Là nơi Pháp xây dựng giáo dân, có nhiều giáo sĩ phương Tây. B. Là nơi không có cảng nước sâu , tàu thuyền dễ đi lại, có nhiều giáo sĩ Pháp sinh sống. C. Là nơi gần kinh thành Huế, có cảng nước sâu tàu chiến dễ đi lại, có lực lượng giáo dân đông. D. Là nơi gần thành Gia Định, nên sẽ thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh để tiêu diệt triều đình Huế.
  17. Câu hỏi tự luận: * Từ công cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược giữa thế kỷ XIX, hãy rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay? Là học sinh em cần phải làm gì để bảo vệ Tổ Quốc ?